Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 90 - 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Xác định nhu cầu BD của GV nhằm làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên THCS học tập nâng cao trình độ học

vấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đảm bảo sát thực tế, khả thi, hiệu quả, ít tốn kém, đáp ứng được nhu cầu BD của GV nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Xác định nhu cầu bồi dưỡng vừa đáp ứng được nhu cầu của GV, vừa không lặp đi lặp lại những nội dung mà chính giáo viên đã biết. Xác định đúng vấn đề sẽ tạo ra hứng thú học tập cho đội ngũ GV và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao. Từ đó, giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng các trường đạt kết quả tốt.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

- Bồi dưỡng chuẩn hoá: Là bồi dưỡng cho giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn để đạt chuẩn theo quy định.

Theo Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, trình độ chuẩn được đào tạo của GV THCS được quy định như sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Cao đẳng và có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đối với giáo viên Trung học cơ sở.

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa: Giúp GV có đủ năng lực triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và thực hiện có hiệu quả các thành tố của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông: Mục tiêu giáo dục (đổi mới); nội dung chương trình, sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá xếp loại học sinh; triển khai phương tiện thiết bị dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.

- Bồi dưỡng thường xuyên: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp GD cho GV một cách thường xuyên. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ GV ngày càng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

chuẩn để đạt trên chuẩn như: Giáo viên Trung học cơ sở có trình độ Đại học sư phạm trở lên.

- Tự bồi dưỡng: Hình thức tự BD bao gồm: BD từ xa; BD trực tuyến; cá thể hóa quá trình BD; học theo tích luỹ tín chỉ (chứng nhận). Trong xã hội học tập, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và khoa học GD nói riêng, hình thức này cần được mỗi GV thực hiện, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu trong dạy học. Hình thức tự học, tự BD chỉ được thực hiện khi mỗi GV tự giác và được khuyến khích. Đây là hình thức cần được khuyến khích và chú trọng.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

- Hàng năm, Hiệu trưởng cần tiến hành rà soát, xác định nhu cầu BD của GV thông qua thăm lớp dự giờ, tổ chức các hoạt động GD, đánh giá kế hoạch BDTX của GV, đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GV THCS, xếp loại tổ chuyên môn hay bằng các phiếu điều tra hoặc trao đổi trực tiếp. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược giáo dục của đơn vị để lập kế hoạch xác định nhu cầu giáo viên về số lượng, cơ cấu (theo bộ môn, giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác), năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn quy định; đánh giá thực trạng GV nhà trường, trong đó có dự báo số GV nghỉ hưu, số GV chuyển công tác, nguồn GV được bổ nhiệm CBQL để có kế hoạch đào tạo, BD, tuyển dụng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó, phân tích các nhu cầu của GV, phân loại tình hình GV, điều kiện của địa phương một cách chắc chắn, đề ra phương án BDGV, xây dựng kế hoạch BD phù hợp và sát thực tế nhu cầu mỗi GV.

- GV là người biết rõ nhất mình cần được BD cái gì. Do đó việc xác định nhu cầu BDGV là điều kiện cần thiết để hoạt động BD đáp ứng sát thực nhu cầu của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)