9. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Chỉ đạo là việc hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên, khuyến khích, giám sát các bộ phận và cá nhân thực hiện kế hoạch đã được xác định trong bước tổ chức thực hiện.
Để thực hiện chức năng này, cấp quản lý cần phát huy tối đa vai trò, năng lực của các cá nhân, bộ phận tham gia vào hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, khuyến khích, động viên mỗi cá nhân nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, có ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Cụ thể:
- Chỉ đạo các bộ phận quản lý CSVC-KT tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng GV. Ngoài ra hiệu trưởng phải hỗ trợ kịp thời GV có hoàn cảnh khó khăn để giúp học hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo điều kiện cân đối giữa việc dạy học và bồi dưỡng, hỗ trợ về mặt tinh
thần, động viên khuyến khích GV tham gia hoạt động bồi dưỡng một cách năng động, tích cực;
- Hướng dẫn chỉ đạo cách thức thực hiện các nội dung bồi dưỡng đến các tổ trưởng chuyên môn và GV;
- Đôn đốc, giám sát, phát hiện, điều chỉnh việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng;
- Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ để GV tăng cường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau;
- Phối hợp thường xuyên với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để hoạt động bồi dưỡng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Kiểm tra là việc theo dõi và đánh giá các hoạt động bằng nhiều hình thức và phương pháp, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp; kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ. Mục đích kiểm tra là để so sánh kết quả với mục tiêu đã đề ra để xác định chất lượng và hiệu quả của hoạt động. Qua đó, tìm ra nguyên nhân gây sai lệch và ban hành các quyết định điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
Trong trường THCS, hiệu trưởng phân cấp quản lý cho các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bao gồm các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn; phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động bồi dưỡng của GV. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vấn đề trong công tác tổ chức chưa phù hợp, hoặc có cá nhân chưa thực hiện đúng quy định của hoạt động bồi dưỡng thì thành viên Ban Chỉ đạo ghi nhận, rút kinh nghiệm, hoặc đề xuất giải pháp bổ sung, điều chỉnh kế hoạch; đối với cá nhân thì có giải pháp uốn nắn, sửa chữa hành vi, hoặc xử lý theo quy định hiện hành. Hình thức kiểm tra được thực hiện đa dạng, có thể kết hợp trong hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường như thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo; thông qua kết quả giảng dạy giữa học kì, kết thúc học kỳ, cuối năm của GV;
thông qua kết quả tham dự các cuộc thi cho nhà trường phát động, các cuộc thi do phòng, Sở hoặc Bộ GD&ĐT tổ chức. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng GV sẽ phản ánh qua kết quả qua các biện pháp trên. Từ đó, CBQL nắm được tình hình thực hiện của GV để có những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời trong hoạt động bồi dưỡng trong thời gian tới.
Các chức năng cơ bản trên luôn luôn được chủ thể quản lý thực hiện trực tiếp, đan xen với nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau.