9. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Phương pháp bồi dưỡng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và mức độ hiệu quả của người học. Có nhiều phương pháp và được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường phương pháp bồi dưỡng GV THCS được phân loại theo các nhóm chủ yếu sau đây:
1.3.4.1. Phương pháp thuyết trình
Là phương pháp bồi dưỡng bằng lời nói sinh động của báo cáo viên để trình bày một tài liệu, kiến thức mới hoặc tổng kết những tri thức mà người được bồi dưỡng đã thu lượm được một cách có hệ thống. Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông. Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải
qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.
1.3.4.2. Phương pháp hợp tác
Là cách làm việc theo nhóm, cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong thời gian nhất định, có sự phối hợp của các thành viên trong nhóm. Phương pháp này tăng cường sự tham gia tương tác của người học, cùng nhau chia sẻ và học tập lẫn nhau.
1.3.4.3. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu
Là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học. Từ đó có thể nhận thấy, tự học, tự nghiên cứu là quá trình tự ý thức của người học để trau rồi kiến thức tự nhiên, xã hội làm giàu kiến thức của bản thân.
1.3.4.4. Phương pháp bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn (dự giờ, thao giảng, thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo,...)
Phương pháp gắn liền với thực tiễn sẽ có nhiều ưu điểm, cả người dạy lẫn người dự sẽ rút được nhiều kinh nghiệm trong truyền thụ kiến thức, kỹ năng tương tác, gợi mở,… Đây là phương pháp đặc trưng gắn với nghề nghiệp của GV trong trường phổ thông.
Ngoài ra, trong hoạt động bồi dưỡng có thể sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp chuyên gia, thông qua các phương tiện thông đại chúng, E-learning, …)
Tóm lại, phương pháp bồi dưỡng rất đa dạng, phong phú, mỗi phương
pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, điều kiện thực hiện khác nhau; việc lựa chọn phương pháp nào thích hợp tùy thuộc quan điểm của người quản lý và tình hình thực tiễn của nhà trường.