Nhận thức của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở về hoạt động bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên

2.3.1. Nhận thức của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở về hoạt động bồ

trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

2.3.1. Nhận thức của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở về hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng

2.3.1.1. Về tính cần thiết hoạt động bồi dưỡng

Để tìm hiểu nhận thức của GV về tính cần thiết của HĐBD, chúng tơi sử dụng Câu hỏi số 1, phiếu khảo sát Phụ lục 1. Kết quả thu được qua bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của GV về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng

Mức độ SL %

Rất cần thiết 186 70.45

Cần thiết 52 19.69

Ít cần thiết 20 7.57

Khơng cần thiết 6 2.27

Kết quả khảo sát có 90,14% GV cho là rất cần thiết và cần thiết, ta thấy số lượng rất lớn GV đều nhận thức rằng nếu không được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với

ngành GD. Cịn 7.57% GV cho là ít cần thiết và 2,27 % GV cho rằng khơng cần thiết. Có thể thấy 9.84% GV ngại khó trong học tập, khơng muốn tham gia vào hoạt động BDGV hay tự thỏa mãn với kiến thức chuyên mơn của mình. CBQL cần có biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những GV này cũng như giúp họ thấy được tầm quan trọng của hoạt động BDGV.

2.3.1.2. Nhu cầu của giáo viên về hoạt động bồi dưỡng

Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV, chúng tôi sử dụng Câu hỏi số 2, phiếu khảo sát Phụ lục 1. Kết quả thu được trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng của GV

SL % Thứ bậc

Bồi dưỡng chuẩn hóa 4 1.5 4

Bồi dưỡng thay sách giáo khoa 12 4.5 3

Bồi dưỡng thường xuyên 160 60.6 1

Bồi dưỡng trên chuẩn 88 33.3 2

Kết quả khảo sát qua bảng 2.9 cho thấy:

- Bồi dưỡng thường xuyên có tỉ lệ cao nhất với 160 GV mong muốn

được bồi dưỡng, chiếm 60,6% xếp bậc 1. Đây là hoạt động cần thiết để bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

- Bồi dưỡng trên chuẩn có 88 GV có nhu cầu học tập, chiếm tỉ lệ 33.3% ở thứ bậc 2. Một số lượng khơng nhỏ GV có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ. Trên địa bàn huyện, GV có trình độ thạc sĩ là 0% nên nhu cầu này sẽ cần thiết cho việc nâng cao chất lượng GD trên địa bàn huyện.

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa có 12 GV mong muốn được bồi dưỡng chiếm tỉ lệ 4,5%, xếp thứ bậc 3. Đa số GV cho rằng không cần thiết phải BD thay sách giáo khoa trong thời gian này nữa, một phần vì ĐNGV đã

qua rất nhiều khóa bồi dưỡng thay sách trước đó, mặt khác, sau 2015 Bộ GD&ĐT sẽ định hướng thay SGK, biên soạn lại chương trình giáo dục.

- Bồi dưỡng chuẩn hoá chiếm tỉ lệ 1,5% xếp thứ bậc 4.

Tóm lại, nhu cầu BD của GV là rất lớn, tập trung ở nhu cầu ‘bồi dưỡng

thường xuyên’ và ‘bồi dưỡng trên chuẩn’. Đây là một xu hướng tốt cho sự

phát triển của ngành GD. CBQL cần động viên, khích lệ GV tham gia BD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)