9. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên
viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GV còn nhiều hạn
chế, bất cập, trong đó có hạn chế về cơ sở vật chất, nguồn tư liệu, quỹ thời gian, nguồn kinh phí thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Cơ sở vật chất hiện tại mặc dù được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng thực tiễn. Quỹ thời gian hạn chế
cũng tạo ra nhiều áp lực cho CBQL, GV thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Hiện nay, nhiều công việc nặng tính thủ tục hành chính như hồ sơ, giáo án, sổ sách chiếm dụng rất nhiều thời gian của CBQL và GV, do đó việc đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng bị thu hẹp lại. Kinh phí thực hiện chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Trong khi thực tế yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đặt ra rất nhiều vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ nhà giáo thích ứng với những đổi mới liên tục của thực tiễn. Mặt khác, chế độ chính sách cho CBQL, GV còn bất cập, chưa tạo được động lực cho CBQL, GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả.
Hai là, một số lớp tập huấn, bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT về hình thức tổ chức chưa được chú trọng đa dạng hóa, nội dung chưa thật sự phong phú và thiết thực, còn mang nặng tính lý thuyết, hướng dẫn chung chung, chưa có tính thực tiễn.
Ba là, cơ chế quản lý còn mang tính áp đặt, chưa cho phép GV xây
dựng và xác định chương trình, nội dung cần bồi dưỡng nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân về phía giáo viên, do hạn chế về trình độ, năng lực, một
bộ phận GV còn khó khăn trong việc xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. GV chưa đề xuất nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp. Một nguyên nhân khác thiên về nhận thức, về tâm lí, về thái độ và tinh thần trách nhiệm của GV (như tâm lí ngại khó, ngại khổ, thiếu quan tâm bồi dưỡng,…). Nhiều GV chưa tích cực, còn ngán ngại tham gia bồi dưỡng, chưa có ý thức cầu tiến, chỉ bằng lòng với những kiến thức hiện có; ngại đổi mới, không chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Bên cạnh tâm lí chủ quan, ỷ lại, nhiều GV than
phiền công việc chuyên môn chiếm quá nhiều thời gian, bản thân GV còn lo cuộc sống gia đình nên không có thời gian tham gia hoạt động bồi dưỡng. Một bộ phận GV cao tuổi gặp khó khăn khi tiếp cận cái mới, cái thay đổi thường xuyên trong chỉ đạo của ngành.
Riêng đối với những GV nghiêm túc, nhiệt tình tham gia bồi dưỡng, luôn có nguyện vọng được các cấp quản lý tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, những nội dung và kĩ năng cần thiết phục vụ giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới; tuy nhiên các cấp quản lý chưa quan tâm tổ chức bồi dưỡng cho đối tượng này những nội dung cần thiết.
Nguyên nhân về phía CBQL, những hạn chế từ phía hoạt động bồi
dưỡng của GV có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý của đội ngũ CBQL. CBQL chưa khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng; chưa khảo sát thực tế, đánh giá năng lực của GV để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Đồng thời, chưa theo dõi chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV để có điều chỉnh kịp thời. Từ đó cho thấy, nhiều CBQL chưa thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình trong xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng; không quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng của GV nên chưa tạo được hiệu quả trong hoạt động này. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa được GV và tổ chuyên môn cụ thể hóa từ nhu cầu chính bản thân, từ năng lực, trình độ, khả năng của mỗi người để đề xuất hình thức và nội dung bồi dưỡng phù hợp. Cho nên, có những nội dung, chương trình bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu thực tiễn của GV, chưa đổi mới phương pháp. Công tác quản lý, chỉ đạo chưa chặt chẽ, chưa chú trọng kiểm tra, đánh giá để có điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, việc tạo động lực cho GV tham gia hoạt
động bồi dưỡng chưa được chú trọng, chưa kích thích được tinh thần tự nguyện, tích cực trong việc bồi dưỡng của GV.
Như vậy, có thể nói công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV chưa được các trường quan tâm, chú trọng đúng mức; chưa quản lý theo quy trình cụ thể nên CBQL còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo; về kiểm tra cũng không được quan tâm triệt để, chỉ tổ chức kiểm tra thao giảng, dự giờ theo kế hoạch bồi dưỡng tại trường chứ CBQL chưa thể kiểm tra để rút kinh nghiệm cho GV được tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT của Phòng GD&ĐT huyện Ninh Sơn.
Tiểu kết chương 2
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã cho chúng tôi nhận thấy rõ hơn những ưu điểm và hạn chế trong công tác này. Bên cạnh những thành quả nhất định như CBQL, GV nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng; khả năng đáp ứng thực tiễn giảng dạy trước yêu cầu đổi mới giáo dục chỉ đạt ở mức khá, chưa tương xứng yêu cầu của xã hội đối với đội ngũ GV THCS. Việc thực hiện công tác quản lý đối với hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả và được thực hiện đúng ngay từ đầu, CBQL các trường cần thực hiện theo quy trình quản lý cụ thể. Đó sẽ là nội dung chính được đề cập của Chương 3.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI