9. Cấu trúc của luận văn
3.6.4. Nội dung và kết quả khảo nghiệm
Để tìm hiểu về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò, phụ lục 3. Kết quả như sau:
3.6.4.1 Đánh giá mức độ cấp thiết biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐBD
TT Biện pháp
Mức độ cấp thiết
Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 91 54.49 73 43.71 3 1.80 0 0 2 Biện pháp 2 134 80.24 30 17.96 3 1.80 0 0 3 Biện pháp 3 101 60.48 57 34.13 9 5.39 0 0 4 Biện pháp 4 122 73.05 37 22.16 8 4.79 0 0 5 Biện pháp 5 96 57.49 67 40.12 4 2.4 0 0 Tỉ lệ TB (%) 65.15 31.62 3.23 0
Bảng số liệu trên cho thấy, hầu hết các biện pháp đều được đối tượng khảo sát đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết, chỉ có 3.23% ý kiến cho là ít cấp thiết. Không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp này là không cấp thiết. Trong đó biện pháp 2: Xác định nhu cầu bồi dượng GV THCS được đánh giá tốt nhất với các ý kiến đánh giá như sau: 80.24% ý kiến đánh giá rất cấp thiết; 17.96% đánh giá cấp thiết; 1.80% đánh giá ít cấp thiết; không cấp thiết là 0%. Điều đó cho thấy việc xác định nhu cầu BD có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình xây dựng và quản lý hoạt động BD. Xác định đúng nhu cầu bồi
dưỡng, CBQL mới có thể xây dựng kế hoạch bám sát mục tiêu, phù hợp với thực tiễn và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao.
Nhìn chung, các biện pháp dù được đánh giá ở các mức độ khác nhau, nhưng đều đảm bảo sự cấp thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng ĐNGV THCS.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về mức độ cấp thiết của các biện pháp
3.6.4.2. Đánh giá mức độ khả thi biện pháp quản lý hoạt động bồi
dưỡng
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD
0 20 40 60 80 100 120
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết
TT Biện pháp
Mức độ khả thi
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 82 49.10 82 49.10 3 1.80 0 0 2 Biện pháp 2 148 88.62 16 9.58 3 1.80 0 0 3 Biện pháp 3 99 59.28 60 35.93 8 4.79 0 0 4 Biện pháp 4 128 76.65 31 18.56 8 4.79 0 0 5 Biện pháp 5 75 44.91 85 50.9 7 4.19 0 0 Tỉ lệ trung bình (%) 63.71 32.81 3.47 0
Qua khảo sát 167 CBLQ và GV về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS, chúng tôi có được kết quả như sau:
- Biện pháp 2: Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở được đánh giá là khả thi nhất với 88.62% ý kiến đánh giá rất khả thi; 9.58% đánh giá khả thi; 1.80% đánh giá ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá không khả thi.
- Xếp thứ 2 là biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có 76.65% ý kiến
đánh giá rất khả thi; 18.56% đánh giá khả thi; 4.79% ý kiến đánh giá ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá không khả thi.
- Vị trí thứ 3 là biện pháp 3: Đổi mới xây dựng kế hoạch, chương trình,
hình thức bồi dưỡng giáo viên THCS với 59.28% ý kiến đánh giá rất khả thi;
35.93% đánh giá khả thi; 4.79% đánh giá ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá không khả thi.
- Xếp vị trí thứ 4 là biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý và ĐNGV THCS về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng với 49.10% ý
kiến đánh giá rất khả thi; 49.10% đánh giá khả thi; 1.80% đánh giá ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá không khả thi.
- Cuối cùng là biện pháp 5: Huy động các nguồn lực cho hoạt động
bồi dưỡng ĐNGV THCS với 44.91% ý kiến đánh giá rất khả thi; 50,90%
đánh giá khả thi; 4.19% đánh giá ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá không khả thi.
Tổng hợp kết quả giữa các ý kiến đánh giá rất khả thi và khả thi đều trên 95%. Điều này cho thấy, các biện pháp đưa ra có tính thực thi rất cao, phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng bồi dưỡng ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ về mức độ khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở căn cứ vào lý luận và thực trạng của đề tài, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp bồi dưỡng ĐNGV THCS huyện Ninh Sơn. Tất cả các biện
0 20 40 60 80 100 120
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Rất cấp thiết Rất khả thi Cấp thiết Khả thi Ít cấp thiết Ít khả thi Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
pháp đều được đánh giá là cấp thiết, có tính khả thi cao và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi áp dụng, CBQL cần phải thực hiện một cách đồng bộ và quyết tâm vận dụng các biện pháp đã nêu nhằm bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục THCS trong giai hiện nay.
Chúng tôi đã tổ chức thăm dò ý kiến của CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS; hầu hết các ý kiến đều hài lòng và đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Chúng tôi tin rằng những biện pháp này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS trên địa bàn huyện ngày một hiệu quả hơn, xứng đáng niềm tin cậy của học sinh và phụ huynh trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Sơn, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đặt ra. Trên cơ sở đó có thể rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Quản lý, quản lý giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS; làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác quản lý bồi dưỡng GV THCS trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Chất lượng công tác bồi dưỡng GV ở các trường THCS là rất quan trọng. Việc quản lý bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy học và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường cũng như cho toàn xã hội. Vì vậy, công tác này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc và triệt để cả lý luận và thực tiễn.
1.2. Về thực tiễn
Thông qua việc khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về quản lý công tác bồi dưỡng GV THCS ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy công tác bồi dưỡng ĐNGV đã được quan tâm thực hiện với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cho ĐNGV vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong quản lý do năng lực và các điều kiện khách quan khác. Điều đó thể hiện rõ nhất là ở các vấn đề: nhận thức về công tác bồi dưỡng GV; đổi mới xây dựng nội dung, chương trình,
phương pháp bồi dưỡng GV; hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp; việc đầu tư các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng GV chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý còn lúng túng trong việc xác lập cơ chế phối hợp để tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng GV THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng GV THCS ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và ĐNGV THCS về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng.
Biện pháp 2: Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở. Biện pháp 3: Đổi mới xây dựng kế hoạch, chương trình, hình thức bồi dưỡng giáo viên THCS.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS.
Các biện pháp đã được khảo nghiệm cẩn thận. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế và các nhiệm vụ đã nêu trong luận văn. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết và luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt.
Tóm lại, với đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận”, chúng tôi đã xác định hướng tiếp cận nghiên cứu cơ bản sau: Hoạt động tự bồi dưỡng của GV cần được xem là một bộ phận không thể tách rời của quá trình phát triển nghề nghiệp và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Sau giai đoạn đào tạo ở trường sư phạm, nếu GV thỏa mãn với chính mình, không tự bồi dưỡng và
tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp ở giai đoạn tác nghiệp thì sẽ bị tụt hậu. Bằng cách kết hợp tham gia hoạt động bồi dưỡng do nhà trường hoặc phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức với tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu thì GV mới hoàn thiện được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trở thành GV giỏi, đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV cần có sự đổi mới về bản chất, không còn là hoạt động tự phát, mà phải là hoạt động có điều khiển, có tổ chức. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động bồi dưỡng cần được hiệu trưởng quản lý và bản thân GV tự quản lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Khuyến nghị