9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng độ
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
1.5.1. Nhận thức của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở về việc hoạt động bồi dưỡng động bồi dưỡng
Nhận thức đóng vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động của mỗi con người trong đời sống xã hội. Nhận thức giúp cho mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng định hướng cho các hoạt động của mình. Ngồi ra, nhận thức cũng giúp con người, tổ chức biết cách tự điều chỉnh hành vi bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn để đạt được các mục tiêu đã định. Chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GVTHCS cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng. GV có nhận thức đúng tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động BDTX thì mới có kế hoạch, thái độ và hành vi học tập nghiêm túc. Ngược lại, nếu GV nhận thức chưa đúng, hời hợt, đối phó, chưa thấy được tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng, còn nhận thấy đây là việc làm hình thức khơng quan trọng, cịn nhiều cơng việc khác quan trọng hơn cơng việc này thì chắc chắn chất lượng hoạt động BDTX cho GV sẽ thấp.
1.5.2. Yêu cầu về đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới giai đoạn mới
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, đặc biệt là đổi mới chương trình SGK phổ thơng cần một đội ngũ GV vững chuyên môn,
một nhà giáo dục hơn là một “thợ dạy” có đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Bởi thế việc đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ GV là hết sức cấp bách và cần thiết. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong cơng tác bồi dưỡng GV sao cho thiết thực, có hiệu quả và đáp ứng mong đợi của đổi mới GD. Chính điều này đã tác động, ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV từ xác định mục tiêu, nội dung, cách thức bồi dưỡng đến các chế độ chính sách và triển khai điều hành hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV.
1.5.3. Năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các cấp quản lý quản lý
Cơng tác quản lý ln đóng vai trị hết sức quan trọng trọng việc đưa tổ chức đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT với nhiệm vụ được phân công tổ chức và quản lý hoạt động BDTX cho GV địi hỏi phải có tầm nhìn, sự chỉ đạo khoa học để định ra các kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX cho GV từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Ngược lại nếu lãnh đạo phịng có tầm nhìn năng lực chỉ đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả cơng tác bồi dưỡng. Nói tóm lại năng lực của lãnh đạo phòng GD&ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác BDTX cho GV.
1.5.4. Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng
Chúng ta không thể tiến hành hoạt động BDTX GV khi khơng có chương trình, thiếu tài liệu và các điều kiện khác về CSVC và chế độ chính sách đi kèm với nó. Thường những chương trình bồi dưỡng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của GV, hệ thống tài liệu sẵn có bao giờ cũng là yếu tố then chốt trong hoạt động bồi dưỡng. Phương pháp, cách thức triển khai hoạt
động bồi dưỡng cũng tác động không nhỏ tới hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Nếu phương pháp, cách thức bồi dưỡng khơng phù hợp thì khơng thể đem lại hiệu quả bồi dưỡng cho GV.
Vì thế, trong cơng tác quản lý, chỉ đạo HĐBD GV người ta rất coi trọng và chú ý đến việc xây dựng chương trình, xác định nội dung, biên soạn tài liệu (các chuyên đề/ mô đun) và đổi mới phương pháp, cách thức bồi dưỡng sao cho phù hợp. Mặt khác xây dựng và ban hành những quy chế, quy định, chế độ chính sách đối với việc bồi dưỡng GV. Coi đây là những vấn đề cốt lõi để hoạt động bồi dưỡng GV đạt hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các mục tiêu giáo dục ở các cấp học, giữ vai trò quyết định hiệu quả và chất lượng giáo dục. Do đó, quản lý hoạt động bồi dưỡng GV là một trong những nội dung của việc phát triển nguồn lực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Trong chương này, tác giả đã phân tích, hệ thống những nội dung cơ bản và cốt lõi của các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, giáo viên THCS, hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS, các yếu tố tác động tới quản lý hoạt động bồi dưỡng. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, điều kiện cần thiết để các nhà trường chỉ đạo, tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV ở trường THCS trong Chương 2 và Chương 3 của luận văn.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN