9. Cấu trúc của luận văn
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng độ
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp
3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV nhằm ngăn ngừa các sai phạm về mặt quy chế; vừa thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng GV theo hướng tích cực, vừa có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ. Kiểm tra, đánh giá còn nhằm động viên khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của GV, giúp cho công tác bồi dưỡng của họ đạt kết quả tốt hơn.
Để hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra cần phải đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng là một yếu tố kích thích việc học tập và bồi dưỡng của GV, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV.
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng công tác quản lý. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng theo hướng chú trọng tự đánh giá của tổ chuyên môn và của GV, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời các tổ, GV đạt thành tích cao trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, vì sự tiến bộ và tiềm năng phát triển của GV, tập thể sư phạm; coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và tổ chuyên môn. Không nên tập trung việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà cần tập trung khích lệ GV, tập thể tích cực tham gia thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.
Nội dung kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp là kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, quy trình thực hiện và tính khả thi của kế hoạch; kiểm tra việc khai thác, sử dụng các nguồn lực, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV; theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tinh thần, thái độ của đối tượng tham gia, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; đánh giá nhận định kết quả, đối chiếu với mục tiêu đề ra, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng cần quán triệt đến các bộ phận tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ. Mỗi tổ, nhóm
chuyên môn dưới sự điều hành, giám sát của tổ trưởng, có biện pháp cụ thể về công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân, hay kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của tổ viên. Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, hiệu trưởng cần phải:
- Quy hoạch đội ngũ GV để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn và con người cụ thể.
- Tạo điều kiện cho GV tham gia bồi dưỡng đầy đủ bằng cách động viên khích lệ, xác định đúng các văn bản hành chính và chi phí tài chính hợp lí để từ đó chủ động về kế hoạch, có cơ chế bồi dưỡng giáo viên phù hợp.
- Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù hợp để có cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tránh bị trùng lặp về nội dung, hình thức.
Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV, hiệu trưởng phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình bồi dưỡng và sau khi tổ chức bồi dưỡng; phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá năng lực của GV với các tiêu chí cụ thể và dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức, mức độ thực hiện của mỗi GV. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp quản lý cấp trên, trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho công tác bồi dưỡng.
Hằng năm, hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị tổng kết công tác bồi dưỡng GV để đánh giá những thành tích cũng như hạn chế tồn tại trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; từ đó, chỉ đạo để rút kinh nghiệm và cải tiến trong những năm sau.