9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Quan điểm về biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung
ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN
3.1. Quan điểm về biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở học cơ sở
3.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, định hướng phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn của cả đất nước. Nội dung Nghị quyết đã xác định việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới cả hệ thống giáo dục, trong đó, đặc biệt chú ý đến việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV và CBQL giáo dục.
Để thực hiện được mục tiêu trên, các cấp quản lý cần phải huy động mọi nguồn lực tham gia, trong đó, vai trị quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng của giáo dục là ĐNGV. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, người GV cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của mình để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp, của xã hội và của đất nước.
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Ninh Thuận
Thực hiện Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2530/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Giáo dục & Đào tạo tỉnh đến năm 2020 và Kế hoạch 5872/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với những nội dung cụ thể như sau:
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, nền giáo dục tỉnh nhà được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Mục tiêu hướng đến: phát triển GD&ĐT một cách bền vững, toàn diện, đồng bộ cả về quy mô, chất lượng và đội ngũ giáo viên; đảm bảo học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường đạt tỷ lệ cao nhất; nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi giáo dục cho nhân dân; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa”, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Phấn đấu xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
3.1.2.2. Giáo dục phổ thông
- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.
- Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 99,97%, trung học cơ sở là 95% và 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thơng và tương đương; có 100% trẻ em khuyết tật được đi học.
- Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm
tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã đề ra. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển trường THPT chuyên Ninh Thuận giai đoạn 2010-2020 đã được phê duyệt (Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh). Triển khai các dự án, đề án theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
đổi mới phương pháp dạy học: Mơ hình trường học mới Việt Nam (VNEN), phương pháp “Bàn tay nặn bột”; hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh THPT nghiên cứu, sáng tạo khoa học – cơng nghệ, tổ chức nhiều “sân chơi” trí tuệ của học sinh; mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ ngày, nhất là ở tiểu học và trung học cơ sở.