Đổi mới xây dựng kế hoạch, chương trình, hình thức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 99)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung

3.3.3. Đổi mới xây dựng kế hoạch, chương trình, hình thức bồi dưỡng

dưỡng giáo viên trung học cơ sở

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Kế hoạch bồi dưỡng GV cần được quán triệt trong các cấp quản lý và cần thực hiện theo quy trình khép kín từ điều tra đến việc xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Hiện nay, việc lập kế hoạch quản lý các nội dung bồi dưỡng GV bám sát các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo các mơ đun trong chương trình BDTX được xem là luận chứng khoa học về công tác bồi dưỡng, là cơ sở tin cậy để đầu tư các nguồn lực cần thiết cho công tác bồi dưỡng GV ngày càng tốt hơn.

Kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống các kế hoạch nằm trong kế hoạch hoạt động tổng thể của nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng GV phải được sự đồng thuận, sự nhất trí cao của các bộ phận có liên quan; trong phối hợp thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Từ thực trạng khảo sát cho thấy, GV THCS huyện Ninh Sơn hiện nay đang còn đang lúng túng trong việc triển khai, áp dụng những nội dung mới trong chương trình BDTX như: năng lực hiểu biết về mơi trường và đối tượng giáo dục, năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học… Do đó, việc cải tiến nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng ĐNGV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp cũng là một công việc cực kỳ quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Nội dung chương trình bồi dưỡng phải xây dựng sát với nhu cầu của GV; phải kết hợp việc đáp

ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực GV, giữa lý thuyết với kỹ năng thực hành. Bên cạnh nội dung bồi dưỡng thiết thực, cần chú trọng cải tiến phương pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng ĐNGV từ trước đến nay.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

- Kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV phải được xây dựng trên cơ sở thực trạng ĐNGV của huyện, điều kiện thực tế của nhà trường. Nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả cao. Trong kế hoạch bồi dưỡng GV, cần chú ý thể hiện được đầy đủ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, biện pháp quản lý và các điều kiện thực hiện. Đồng thời, kế hoạch phải cụ thể, sát thực và dễ thực hiện, kế hoạch riêng phải phù hợp với kế hoạch tổng thể, tránh chồng chéo.

Việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng vẫn đảm bảo cho hoạt động giảng dạy có chất lượng. Việc bồi dưỡng gắn kết với thực hành trên lớp; khi lên kế hoạch, hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho GV nghiên cứu lý thuyết với thực hành một cách hoàn hảo để kết quả bồi dưỡng vừa có hiệu quả trước mắt, vừa có hiệu quả lâu dài cho ĐNGV, tạo tiền đề cho họ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ trong tương lai, phù hợp với yêu cầu thực tế của đất nước và xã hội.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

- Điều tra thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV THCS để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của ĐNGV THCS. Việc nắm chắc tình hình ĐNGV THCS là nhiệm vụ rất quan trọng của hiệu trưởng các trường THCS, giúp cho hiệu trưởng đánh giá được trình độ chất lượng GV để chủ động đề ra phương án bồi dưỡng GV theo Chuẩn nghề nghiệp một cách chủ động.

- Sau khi điều tra thực trạng về đội ngũ chính xác, hiệu trưởng xin ý kiến, tham mưu với các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục để cụ thể hóa cơ chế quản lý cơng tác bồi dưỡng trong nhà trường, chính sách khuyến khích ĐNGV, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV.

- Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Trước tiên, hiệu trưởng cần phải phân loại GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại đối tượng, đưa ra kế hoạch bồi dưỡng chung cho cả trường và theo dõi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

- Dự kiến các biện pháp thực hiện hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THCS. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong năm học, phân loại trình độ, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng đối tượng cụ thể.

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV để biến mục tiêu, nội dung công việc cụ thể ở kế hoạch thành hiện thực. Để đạt được kết quả tốt, cần phải có sự bố trí mang tính khoa học, phân cơng phù hợp để mọi người tham gia cơng tác bồi dưỡng GV cảm thấy hài lịng, hào hứng thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đối với việc cải tiến nội dung bồi dưỡng, nhà QLGD cần lưu ý nội dung bồi dưỡng khơng chung chung, dàn trải, hình thức, mà phải cụ thể, thiết thực như sau:

+ Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV THCS, cụ thể là: cung cấp cho GV những kiến thức và kỹ năng cần thiết

để tổ chức hoạt động giáo dục như kỹ năng diễn đạt, trình bày thuyết phục, lơi cuốn, hấp dẫn học sinh vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động chính trị - xã hội. Bồi dưỡng cho GV những hiểu biết về tâm sinh lý chung của lứa tuổi học sinh THCS, năng lực tư vấn và chăm sóc cho học sinh; cung cấp cho GV những điểm điều chỉnh hoặc đổi mới trong nội dung và phương pháp dạy học của từng môn học, của chương trình BDTX.

+ Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục. Muốn cho quá trình giáo dục đạt kết quả, GV cần dành thời gian thích đáng cho việc thiết kế tổ chức hoạt động dạy học. Việc thiết kế bài dạy giúp GV có định hướng trong công việc, làm việc một cách tự tin, dự kiến được những tình huống có thể xảy ra, từ đó, có thể chủ động ngăn ngừa những sự kiện không thuận lợi, xử lý một cách hợp lý những tình huống bất thường có thể xảy ra. Khi lập kế hoạch dạy học và giáo dục, GV phải lưu ý đến mục tiêu giáo dục, nội dung kiến thức bài học, đặc điểm lứa tuổi học sinh và nguồn lực được sử dụng như: thời gian, thiết bị đồ dùng dạy học. Đồng thời, phải quan tâm đến những kiến thức kỹ năng mà học sinh đã biết và những kết quả học sinh cần đạt được sau hoạt động. Từ đó, lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp để đạt hiệu quả cao.

+ Bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Để tổ chức các hoạt động giáo dục ở các trường có

hiệu quả, bên cạnh GV sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để khích lệ, uốn nắn học sinh, giúp học sinh tự tin và gần gũi với GV thì GV cần có kỹ thuật sử dụng đồ dùng dạy học, bởi vì bản chất của đồ dùng dạy học luôn chứa đựng thông tin cơ bản bài học. Do vậy, GV cần cân nhắc và xác định rõ mục đích, u cầu của bài học, trình độ nhận thức của học sinh để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Khi thực hiện thí nghiệm trên đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn định hướng của GV, học sinh sẽ nhanh chóng tiếp thu được những kiến thức mới, qua đó say mê, tìm tịi, phát hiện và lĩnh hội những kiến thức khác. Do đó, kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng cách của GV có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. GV khơng chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà cịn được tìm hiểu thêm về những

chun ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngồi ra, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học cịn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.

+ Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp rất quan trọng; mỗi GV phải được trang bị kỹ năng này. Vì vậy, CBQL phải thường xuyên cập nhật và triển khai một cách đồng bộ tới GV các văn bản hướng dẫn, quy định về đánh giá xếp loại học sinh để nâng cao kiến thức về đánh giá xếp loại học sinh, giúp cho việc đánh giá của GV được tiến hành một cách khách quan, tồn diện, cơng bằng, công khai. Tránh tình trạng thành kiến, định kiến, thiên vị, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý học sinh.

+ Bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục,

hoạt động chính trị - xã hội. Việc bồi dưỡng những kiến thức về tình hình

kinh tế, chính trị - xã hội giúp cho GV không bị lạc hậu, bảo thủ và thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với các tổ chức xã hội, các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và sự phát triển của địa phương giúp cho GV có vốn thực tế, thêm yêu quê hương, yêu nghề nghiệp và có phương pháp giáo dục phù hợp. Những kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực của đời sống xã hội là định hướng quan trọng cho GV trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

+ Bồi dưỡng kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học cho ĐNGV

THCS cần tập trung các vấn đề: cách thức lựa chọn và sử dụng các phương

pháp phù hợp với chương trình của mỗi mơn học, phù hợp với đặc điểm, số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cách lên kế hoạch các bài giảng, soạn giáo án và các bước giảng dạy theo phương pháp giảng

dạy mới, thực hiện các bước lên lớp; sử dụng hiệu quả giáo cụ trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học, phần mềm thiết kế bài giảng như: sách giáo khoa, các tài liệu trong chương trình, máy tính, máy chiếu (projector), powerpoint, E-learning… và các loại CSVC khác để nâng cao chất lượng giảng dạy; lập kế hoạch cho các hoạt động và giảng dạy phù hợp với thực tế địa phương; những yêu cầu và biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát huy mạnh mẽ tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện.

- Chương trình bồi dưỡng khơng những đảm bảo về mặt khoa học mà còn liên quan đến yêu cầu của xã hội, của ngành, của địa phương, người dạy, người học được cụ thể hóa trong chương trình BDTX với 3 nội dung bồi dưỡng. Việc xây dựng và cải tiến chương trình là việc làm khó khăn, phức tạp. Vì vậy, khi cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển từ những nội dung chương trình đã thực hiện, chỉ đưa vào những nội dung mới phù hợp với nhận thức của đối tượng; loại hình bồi dưỡng, phù hợp với yêu cầu đổi mới thực tiễn phát triển của xã hội. Việc cải tiến, đổi mới chương trình bồi dưỡng ĐNGV phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục

phổ thơng, tức là đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp

dạy học mới ở bậc THCS.

+ Đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành, thể hiện được khả năng kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và quá trình tự bồi dưỡng của GV tạo điều kiện để GV có thể tự bồi dưỡng, tự đánh giá được kết quả bồi dưỡng.

+ Chương trình bồi dưỡng phải thể hiện tính chất đào tạo, đảm bảo

khối lượng kiến thức, kỹ năng cơ bản, hệ thống, hiện đại nhưng phải phù hợp với thực tiễn của ngành, phản ánh đúng tính đặc thù của địa phương và phù

hợp với đối tượng. Nội hàm của chương trình phải là sự tích hợp giữa tri thức khoa học bộ môn và phương pháp tương ứng để giảng dạy bộ mơn đó.

- Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Cải tiến phương pháp bồi dưỡng phải trên cơ sở tự học và tự nghiên cứu, người hướng dẫn chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn người học tự tìm ra kiến thức, hướng dẫn cách học, cách giải quyết vấn đề, cách xử lý tình huống và kiểm tra, đánh giá trên cơ sở tự kiểm tra của người học.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ đã tác động đến việc thực hiện đổi mới phương pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nhiều hình thức bồi dưỡng nhờ vào công nghệ hiện đại và các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng phải quán triệt phương châm “học tập thường xuyên”, “học tập suốt đời”, “tự học, tự bồi dưỡng, đào tạo lại” là những phương pháp không thể thiếu được để cập nhật hóa trình độ, kiến thức cho phù hợp với những tiến bộ của khoa học cơng nghệ. Đó là xu thế của đổi mới giáo dục, trên cơ sở phát huy tối đa năng lực nội sinh của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)