Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 120 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Để kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp, tác giả đã trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, kết quả thực hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, thông qua kết quả khảo sát với điểm trung bình đạt được từ 3,75 đến 3,92 đạt mức độ rất cần thiết. Trong đó, biện pháp “Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số” đạt điểm trung bình 3,92 xếp thứ nhất. và biện pháp “Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số” có điểm trung bình thấp nhất là 3,75 và xếp hạng thứ 6.

Bảng 3.1: Thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

STT Nội dung các biện pháp

Tính cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp Thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

68 7 0 0 3,91 2

2

Kế hoạch hoá công tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

67 8 0 0 3,89 3

3 Quản lý đổi mới phương

STT Nội dung các biện pháp Tính cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp Thiết Không cấp thiết tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số 4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

66 9 0 0 3,88 4

5

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

56 19 0 0 3,75 6

6

Tăng cường đầu tư, đảm bảo nguồn lực tài chính, nhân sự và CSVC, kỹ thuật hỗ trợ công tác GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

57 18 0 0 3,76 5

(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)

Như vậy, qua kết quả đánh giá thì biện pháp “Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số” có ý nghĩa quan trọng và xếp thứ nhất. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ như trải nghiêm, tham quan dã ngoại, … là yếu tố quan trọng thu hút trẻ tích cực tham gia. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với trẻ, khiến các em say mê khám phá. Qua đó các em có dịp bộc lộ hết khả năng của mình cũng như hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó các hoạt động ngoài giờ lên lớp được bám sát chủ điểm hoạt động hàng tháng giúp cho việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động này trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả;

đảm bảo tính chặt chẽ và hệ thống trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non ở nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)