8. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát
- Mục đích khảo sát: Giúp tác giả bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hơn các biện pháp đã đề xuất, đồng thời khẳng định được mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đã nêu
- Nội dung khảo sát: Khảo sát các biện pháp quản lí công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định nhằm xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo 2
tiêu chí:
+ Tính cấp thiết theo 4 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết;
+ Tính khả thi theo 4 mức độ: rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.
- Đối tượng khảo sát: Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả luận văn đã tiến hành xin ý kiến của các thầy cô là CBQL, GV các trường mầm non Vĩnh Thuận, Vĩnh Hão và trường mầm non Thị Trấn.
Tổng số là 75 người.
- Phương pháp tiến hành khảo sát: Sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Để khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra
Bước 3: Tiến hành điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu, tổng hợp các thông tin phỏng vấn và phân tích kết quả.
- Mức độ cấp thiết: Rất cấp thiết: 4 điểm; Cấp thiết: 3 điểm; Ít cấp thiết: 2 điểm; Không cấp thiết: 1điểm.
- Mức độ khả thi: Rất khả thi: 4 điểm; Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.
- Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra. Mức 1: giá trị trung bình từ 3,26 – 4.0: Rất cấp thiết/ Rất khả thi Mức 2: giá trị trung bình từ 2,51 – cận 3,25: Cấp thiết/ Khả thi Mức 3: giá trị trung bình từ 1,76 – cận 2,50: Ít cấp thiết/ Ít khả thi
Mức 4: giá trị trung bình dưới 1,75: Không cấp thiết/Không khả thi