Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1.Những yếu tố khách quan

1.5.1.1. Sự chỉ đạo của cấp trên

Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non đòi hỏi phải thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT để đảm bảo tính pháp lý. Vì vậy, sự chỉ đạo của cấp trên qua văn bản, qua kiểm tra giám sát có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống trẻ ở trường mầm non. Nếu các văn bản chỉ đạo được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự, sát với thực tiễn tại đơn vị thì nhà trường sẽ có đủ cơ sở để triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được đầy đủ, đúng theo yêu cầu đặt ra.

1.5.1.2. Sự tác động của yếu tố giáo dục gia đình và xã hội

Nhà trường, gia đình và xã hội là 3 môi trường giáo dục chủ yếu, gắn kết với nhau. Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kỹ năng sống có thể là bố mẹ, cô giáo, bạn cùng học hay các thành viên của cộng đồng. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ là rất quan

“một sớm một chiều” mà là một quá trình: Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Gia đình là một trong những yếu tố tác động trực tiếp, liên tục, thường xuyên tới việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cả về nhận thức, thái độ và hành vi.

Ngoài ra, địa bàn dân cư nơi trẻ cư trú, các yếu tố về kinh tế, văn hóa địa phương... ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Người CBQL cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt. Nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói riêng. Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp, GV, trẻ và phương tiện (Cơ sở vật chất kỹ thuật).

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là quá trình giáo dục nên cũng cần có cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả mong muốn. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học và giáo dục. Nếu như nhà trường không đảm bảo về cơ sở vật chất (thiếu phòng học, thiếu đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học,…) thì việc triển khai các phương pháp giáo dục kỹ năng sống sẽ khó khăn, không hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu thiếu tài chính và cơ sở vật chất thì các hoạt động ngoại khóa cũng không thể tổ chức một cách đầy đủ và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)