8. Cấu trúc luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp lứa tuổi trẻ mầm non
Với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi đây là độ tuổi về sinh lý trẻ phát triển khá nhanh nên đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cho trẻ phải được đảm bảo. Các thao tác vận động của cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, tuy nhiên sự phối hợp các vận động của các nhóm cơ và các giác quan trẻ còn chưa nhịp
nhóm cơ. Trẻ em lứa tuổi mầm non đã phát triển khá tốt cả về ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, chú ý có chủ định, …Trẻ có thể phát hiện và thể hiện được những xúc cảm phức tạp như vui, buồn, ngạc nhiên, xấu hổ, an ủi người khác… Và trẻ đặc biệt nhạy cảm với những gì diễn ra xung quanh trẻ.
Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt với đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau. Vì vậy, phải có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện GDKNS phù hợp với từng cá nhân trẻ. GV mầm non và cha mẹ trẻ cẩn hiểu về đặc điểm của từng trẻ, biết tôn trọng những nhu cầu, cá tính, đặc điểm riêng về thể chất, tinh thần, những thói quen của trẻ. Nguyên tắc này rất quan trọng đối với quá trình GDKNS cho trẻ mầm non vì có trẻ thích lắng nghe, bắt chước người lớn, nhưng có trẻ thích ôm ấp, không thích nói lớn tiếng hoặc bắt trẻ tuân theo mệnh lệnh, yêu cầu một cách cứng nhắc. Nguyên tắc này góp phần mang lại hiệu quả cao trong GDKNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
Trẻ mầm non là độ tuổi trẻ tò mò, tìm tòi ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh nhưng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh chưa được đầy đủ cũng chính vì đặc điểm này mà trẻ dễ gặp phải nguy hiểm nên cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ biết phòng tránh nguy hiểm. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải phù hợp với chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với vùng miền.
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định