8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Quản lý công tác GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ vào mỗi hoạt động GDKNS của nhà trường; Hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho trẻ theo mục tiêu đã đề ra. Hay có thể nói, quản lý công tác GDKNS chính là quản lý kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, đánh giá, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ GDKNS cho trẻ mầm non.
Mục tiêu của quản lý công tác GDKNS là làm cho quá trình GDKNS vận hành một cách thống nhất, đồng bộ, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Quá trình này bao gồm các nội dung: hình thành được nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của GDKNS cho trẻ mầm non trong xã hội hiện nay; Giúp mọi người có thái độ đúng đắn và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó với sự thay đổi trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp; Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý GDKNS cho trẻ mầm non.
1.4.2. Nội dung quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
1.4.2.1. Tiếp nhận, xây dựng, thực hiện các chủ trương chính sách, văn bản quy định về giáo dục kỹ năng sống
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo như: Thông tư số 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa; Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/1/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. Dựa trên khung chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng, phát triển dựa trên quan điểm hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Trường mầm non xác định phương hướng dài hạn (5 năm hoặc hơn) về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đó là: “Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Giúp GV chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng sống cho bản thân và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Từ đó, tuỳ vào điều kiện thực tế để xác định
mục tiêu đạt được trong từng năm cho phù hợp; Trên cơ sở đó có sự quy hoạch và chuẩn bị về đội ngũ GV và CBQL, về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, về nguồn tài chính cho hoạt động này.
1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống
* Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Nội dung quản lý mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ ở các trường mầm non bao gồm quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ. Để công tác quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thuận lợi thì khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên:
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu giáo dục chung trong nhà trường.
- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của trẻ để có hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi.
* Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Quản lý nội chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần tập trung vào những vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Muốn xây dựng được nội dung, chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống trước hết cần phải bám sát vào các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định, nắm chắc hoạt động dạy học của nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và cơ sở vật chất của nhà trường, các công tác trọng tâm. Từ đó, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV về nội dung chương trình, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch theo chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non. Thường xuyên tổ chức dự giờ để trao đổi, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện nội
dung chương trình giáo dục kỹ năng sống.
Quản lý về kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống.
Để thực hiện tốt việc quản lý kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các CBQL cần nắm vững kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phổ biến và tổ chức cho GV, nhân viên và các đối tượng liên quan tham gia nghiên cứu, trao đổi về kế hoạch, chương trình; tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo việc xây dựng các loại kế hoạch, chương trình cụ thể, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình; Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
* Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống là quản lý quy trình thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để đạt đến kết quả như mong muốn. Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận, cá nhân chọn lựa phương pháp thích hợp cho từng loại kỹ năng sống, quản lý giáo viên bộ môn trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học; Tổ chức tuyên truyền, cổ động, giới thiệu thông tin về kỹ năng sống; Tạo điền kiện cho các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng sống, đi tham quan dã ngoại, chăm sóc di tích lịch sử, lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động văn nghệ thể dục, thể thao…; Tổ chức thi tìm hiểu về kỹ năng sống trong các dịp lễ hội.
* Quản lý đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động GDKNS của trẻ là việc làm được tiến hành thường xuyên ở trường mầm non. hàng năm nhà trường đã chỉ đạo tổ chức triển khai cho toàn thể giáo viên về công tác đánh giá kết quả GDKNS của trẻ một cách nghiêm túc, mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Các tiêu chí đánh giá phải dựa vào mục tiêu GDKNS cho trẻ mầm non và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Chỉ đạo giáo viên đã theo dõi, ghi chép lại những thay đổi rõ nét của trẻ và những điều cần lưu ý (có thể là những ưu điểm hoặc hạn chế), thu thập được qua quan sát đối với cá nhân hoặc nhóm trẻ theo nội dung đánh giá kỹ năng sống. Kết quả đánh giá hàng ngày được giáo viên quan sát, theo dõi trong quá trình tổ chức hoạt động kỹ năng sống, sau khi tổ chức hoạt động và ghi vào kế hoạch giáo dục và sổ theo dõi trẻ.
CBQL luôn theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình GV thực hiện đánh giá thường xuyên. Kiểm tra ngẫu nhiên GV về các ghi chép, nhận định và điều chỉnh tác động giáo dục, trao đổi thường xuyên, rút kinh nghiệm. Kiểm tra ngẫu nhiên các trẻ và đối chiếu với đánh giá cuối độ tuổi của GV về kỹ năng sống, trao đổi và nhận định. Không được lấy kết quả đánh giá trẻ các mức độ làm kết quả đánh giá thi đua đối với GV mà hãy lấy sự thay đổi, phát triển của trẻ làm cơ sở để nhìn nhận công sức của GV.
Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá. Xác định được cách kiểm tra. Sau kiểm tra cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.
1.4.2.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác giáo dục kỹ năng sống
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho
công tác giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non bao gồm:
- Quản lý nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng trong nhà trường. Nguồn nhân lực tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển. Do đó, Hiệu trưởng các trường mầm non cần quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công tác, yên tâm với nghề và yêu trẻ.
- Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ đùng dạy học: Các trang thiết bị sẽ giúp công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường mầm non đạt được chất lượng và hiệu quả. Quản lý tốt sẽ góp phần khai thác tối đa hiệu suất của cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như các điều kiện khác mà nhà trường có. Do vậy, trong công tác quản lý phải chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa các trang thiết bị, đảm bảo các nguồn lực về tài chính, … phục vụ cho công tác giáo dục kỹ năng sống.
- Kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống: Để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống thì cần phải có nguồn kinh phí để tăng thêm trang thiết bị cũng như đồ dùng dạy học, tivi,... do đó Hiệu trưởng các trường mầm non cần quản lý tốt kinh phí để tăng thêm thiết bị dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra của bài học.
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống.
Kiểm tra đánh giá là chức năng của quản lý thông qua đó cá nhân, nhóm, tổ chức theo dõi, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động, uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết.
Kiểm tra đánh giá bao gồm 3 nội dung: xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; Kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếu với mục tiêu; Điều chỉnh sai lệch cần thiết.
của quản lý giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non, thông qua đó CBQL theo dõi giám sát hoạt động và kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống và uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non.
Đây là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non nói riêng, nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp, đúng hướng.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gồm các hoạt động sau:
- Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non.
- Phát hiện các sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp.
- Sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống để đánh giá cán bộ GV trong trường mầm non.