Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 46 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Những yếu tố chủ quan

lực lượng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhận thức của các lực lượng giáo dục đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống. Để công tác giáo dục kỹ năng sống của nhà trường, của gia đình và của xã hội đạt được sự thống nhất, các lực lượng giáo dục cần hiểu rõ rằng giáo dục kỹ năng sống không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

1.5.2.2. Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên

Cơ chế quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống là phương tiện giúp cho Ban Giám hiệu thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với công tác giáo dục kỹ năng sống; Là cơ sở để Ban Giám hiệu huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động phối hợp sẽ có tác dụng: đôn đốc các khách thể chịu sự quản lý, làm tốt hơn các nhiệm vụ đã được chủ thể quản lý phân công; Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, đơn vị, hay tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; Cho phép nhà quản lý nắm bắt chính xác việc diễn biến các giáo dục kỹ năng sống, kết quả của hoạt động này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy… trẻ em hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “Con người mới” với đầy đủ các mặt: Đức, trí, thể, mỹ.

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu các kỹ năng sống của trẻ sớm được hình thành và phát triển thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng phòng ngừa, ứng phó với các tình huống, nguy cơ và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói; Đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn. Ngoài ra còn chủ động biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần đảm bảo mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục và các điều kiện hỗ trợ cho

hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đồng thời, làm rõ những nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trường mầm non như việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà trường, cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, kế hoạch hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống, quản lý chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống, việc kiểm tra, đánh giá và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 là cơ sở lý thuyết để tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ở Chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định trong Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON DÂN TỘC

THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 46 - 50)