Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về

về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức luôn là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động xã hội và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đúng thì mới có hành

động đúng, do đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, GV, các tổ chức đoàn thể về vai trò công tác GDKNS cho HS là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và hiệu quả GDKNS cho HS trong nhà trường nói riêng. Biện pháp này giúp cho CBQL và GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDKNS, tạo cho GV niềm tin, tinh thần tích cực ủng hộ và hành động đúng khi thực hiện GDKNS cho trẻ mầm non.

Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số, và sự cấp thiết của việc giáo dục KNS cho trẻ, đặc biệt công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS trong giai đoạn hiện nay.

b) Nội dung biện pháp

Đối với CBQL giáo dục nhà trường, phải quán triệt đầy đủ và nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ thị, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, của Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Định, về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến giáo dục KNS cho trẻ.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV giữ vai trò định hướng, là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Giáo viên là người gần gũi trẻ, nắm được đặc điểm tâm sinh lý và tính cách từng trẻ. Do đó, sẽ có phương pháp cũng như nội dung giảng dạy phù hợp với từng trẻ. Vì thế, người CBQL phải chỉ đạo cho giáo viên làm tốt công tác như nắm bắt tâm lý từng trẻ, gần gũi với trẻ để hiểu trẻ cần gì nhằm giáo dục KNS cho trẻ.

c) Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nên thường xuyên nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục bằng cách:

Cung cấp các thông tin về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, … của địa phương, của đất nước. Trao đổi kinh nghiệm về phương thức giáo dục, quản lý GDKNS.

- Tạo điều kiện cho 100% các lực lượng giáo dục được tập huấn về công tác này.

- Mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. - Việc giáo dục KNS là một công việc còn mới mẻ với các nhà trường mầm non, hơn thế nữa, nhiều giáo viên cũng chưa được trang bị cách thức và các kiến thức hiểu biết cần thiết để giáo dục KNS dân tộc thiểu số do đó đây là công việc cần phải thực hiện trong nhà trường. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tác dụng tích cực đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số nhằm góp phần quyết định vào công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường.

- Trang bị tài liệu về giáo dục KNS cho giáo viên và cha mẹ trẻ: Cung cấp các tài liệu về chủ để giáo dục KNS cho thư viện nhà trường và đến tận tay từng giáo viên, đảm bảo mỗi giáo viên có ít nhất một cuốn sách hướng dẫn về giáo dục KNS. Các sách này giúp cho các thầy cô giáo có thêm nhận thức và cách thức tiến hành giáo dục KNS.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các bài giảng trên lớp, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua thái độ lao động tận tụy, qua phong cách lối sống mẫu sống của nhà giáo dục để trẻ học tập noi theo. Giáo viên cần phát huy cao độ kỹ năng sư phạm, tình yêu thương trẻ và trách nhiệm của “người mẹ thứ hai” để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

mình trong chăm sóc, giáo dục trẻ, bởi phẩm chất nhân cách và trí tuệ tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng, giúp giáo viên tác động có hiệu quả tới trẻ. Để giáo dục KNS cho trẻ thông qua các nội dung được lồng ghép vào nội dung dạy chữ, tổ chức các trò chơi ở lớp, sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại hay các hoạt động khác, người giáo viên cần được bồi dưỡng, hoàn thiện chính bản thân mình về lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, qua đó tạo niềm tin, uy tín trước CBQL giáo dục nhà trường, phụ huynh của trẻ.

Giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh về nội dung, ý nghĩa, vai trò của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, làm các hình ảnh có nội dung cụ thể trang trí ở góc tuyên truyền. Trao đổi với phụ huynh về những KNS được rèn luyện ở trường; khuyến khích cha mẹ hợp tác cùng thực hiện tại gia đình; và thống nhất với phụ huynh để cùng theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở, khen ngợi, động viên trẻ ở gia đình. Cha mẹ trẻ dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, câu chuyện thực trong cuộc sống, dành thời gian trò chuyện với con trẻ để giáo dục nhân cách cho trẻ.

Thông qua các cuộc họp phụ huynh ở đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học, nhà trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh của trẻ hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về nội dung, cách thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ, qua đó tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình giáo dục, giúp đỡ trẻ phát triển nhận thức. Đồng thời, lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình về nội dung, cách thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ, thông qua đó tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để xây dựng kế hoạch và kịp thời giúp cha mẹ trẻ giải quyết những vướng mắc, mời đại diện cha mẹ của trẻ cùng tham gia tổ chức, quản lý trẻ khi tổ chức các hoạt động dã ngoại để giáo dục KNS cho trẻ.

bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.

d) Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu mà cụ thể là các đồng chí CBQL phải nghiên cứu, hiểu sâu sắc văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai. Chủ động xây dựng kế hoạch và lựa chọn thời gian thích hợp triển khai (Tốt nhất là đầu năm học), tranh thủ được sự tham gia ý kiến của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)