Chức năng của hiệu trưởng trong quản lý công tác giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Chức năng của hiệu trưởng trong quản lý công tác giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ mầm non.

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, vào tình hình thực tế của trường và đảm bảo mục tiêu chương trình cho trẻ.

Hiệu trưởng ủy quyền và giao trách nhiệm cho các Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý việc thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ

năng sống trong nhà trường thông qua quản lý hoạt động tổ chuyên môn; giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống của GV. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục cho đội ngũ GV toàn trường hoặc cử đại diện tham quan, học tập ở các trường trong tỉnh, trong thành phố thực hiện tốt việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Xây dựng đội ngũ nòng cốt (Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ trưởng chuyên môn, các GV giỏi) có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm tiên phong trong đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Hiệu trưởng hoặc giao trách nhiệm cho Phó Hiệu trưởng theo dõi, giám sát tổ chuyên môn, GV về thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống. Kịp thời xử lý, điều chỉnh nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống, kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nếu có sai xót hoặc không hợp tình hình thực tiễn.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn, trong buổi họp thường xuyên tổ chức dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống (thảo luận hình thức, phương pháp giáo dục nào thực hiện hiệu quả, khiến trẻ hứng thú tích cực; Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đổi mới, …).

Hiệu trưởng chỉ đạo GV dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, khả năng của trẻ, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng chỉ đạo các đoàn thể cũng phải tích cực chủ động trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp

cho từng nội dung giáo dục, tình hình thực tế của trường, lớp nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non.

Phối hợp với các đoàn thể để tổ chức đa dạng hoạt động ngoại khóa nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành, vận dụng các kỹ năng vào thực tế. Hiệu trưởng yêu cầu Phó Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các đoàn thể báo cáo việc thực hiện đổi mới hình thức phương pháp giáo dục kỹ năng sống làm cơ sở cho việc theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên đội ngũ. Để thực hiện tốt những nội dung trên, người Hiệu trưởng phải là người có tri thức, có kinh nghiệm ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)