Xu hƣớng nghiên cứu về tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

1.5. Xu hƣớng nghiên cứu về tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái rừng

Như các phần trên đã trình bày thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến môi trường sinh thái đã và đang bị hủy hoại nghiêm trọng là do yếu tố con người. Tuy nhiên, hiện nay, các công trình nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng chủ yếu tập trung nghiên cứu cấu trúc, tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Sự tác động của con người lên hệ sinh thái rừng luôn được xem là những vấn đề hiển nhiên, mang tính tất yếu. Chính vì vậy chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc về vấn đề này.

Trong một xã hội hiện đại, thiết lập lại mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Vì thực tế đã cho thấy không thể áp dụng những biện pháp cứng nhắc để ngăn cản tác động con người lên tài nguyên rừng.

1.5.1. Trên thế giới

Năm 1872, Vườn quốc gia (VQG) đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ, đó là vườn quốc gia Yellowstone. VQG này nằm trên vùng đất do người Crow và người Shoshone sinh sống. Trên cơ sở sử dụng bạo lực, chính quyền đã ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh đất của họ. Nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau trên thế giới và cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngăn cấm người dân địa phương thâm nhập và tiếp cận tài nguyên trong KBTTN và VQG. Điều đó dẫn đến những hiệu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa Cộng đồng địa phương (CĐĐP) với KBT và mục đích bảo tồn tài nguyên đã không đạt được [71].

Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được

hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý KBTTN và VQG với các hoạt động sinh kế của các CĐĐP, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các quyết định.

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT và VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của CĐĐP. Ở VQG Kakadu (Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với VQG một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền [40].

Ở Thái lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%, nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Năm 1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái Lan thành lập khu bảo tồn để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột giữa các CĐĐP sống trong vùng đệm. Một thử nghiệm của Dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện tại Phu Kheio Wildlife Sanctuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông-Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển CĐĐP bằng các hoạt động làm tăng thu nhập của họ [107].

Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích định tính về sự phụ thuộc của các cộng động dân cư vào tài nguyên và khẳng định cần thiết phải có sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng (TNR). Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng đồng vào TNR và nguyên nhân cụ thể dẫn tới tác động đó.

1.5.2. Ở Việt Nam

Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn – phát triển. Đó là làm sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội các CĐĐP. Có thể nêu ra một số nghiên cứu dưới đây:

Trần Ngọc Lân (1999) đã tiến hành một nghiên cứu tại vùng đệm KBTTN Pù Mát. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông

hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện tại, các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các hộ có sự hiểu biết và có vốn đầu tư [51].

Năm 2001, Đỗ Anh Tuấn thực hiện một nghiên cứu điểm cũng tại KBTTN Pù Mát cho rằng: Hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung bình, 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng đệm và 62% tổng thu nhập của một hộ gia đình trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% - 71,4% diện tích đất và khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương. Mặc dù đã có một vài chương trình hỗ trợ được thực hiện tại KBTTN, nhưng chúng chưa bù lại được những mất mát do thành lập KBTTN [126].

Năm 2001, tại VQG Ba Vì, Hà Thị Minh Thu đã đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tác giả cho rằng, các chương trình thực hiện tại vùng đệm VQG Ba Vì chưa hoạt động hiệu quả, đã không cải thiện được cuộc sống của người dân và không hạn chế được sự tác động của người dân vào TNR. Lý do chính là các chương trình đó đã không làm thoả mãn nhu cầu của người Dao [125].

Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu được phân tích, đánh giá tác động của KBTTN và VQG đối với CĐĐP. Nhưng vấn đề ngược lại, nhìn nhận từ góc độ CĐĐP đối với các KBTTN và VQG còn chưa được nghiên cứu.

Tại Thái Nguyên, một số tác giả đã bước đầu nghiên cứu những tác động của con người đến tài nguyên rừng, có thể nêu một số công trình sau:

Dương Quỳnh Phương (2007) khi nghiên cứu về kiến thức bản địa của các dân tộc Mông, Dao tỉnh Thái Nguyên trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên đất, rừng đã cho rằng: Cần phải quan tâm nhiều hơn đến kiến thức bản địa, kết hợp kiến thức bản địa với kiến thức khoa học để xây dựng nên các phương thức sử dụng đất hợp lý được người dân chấp nhận. Nâng cao độ che phủ rừng nhưng đồng thời giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo dựa vào rừng – đó là khi tài nguyên rừng giúp cho các hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo bằng cách đóng vai trò làm một nguồn tiết kiệm, đầu tư, tích lũy, đa dạng sinh kế và tăng thu nhập [69].

Phương Hữu Khiêm (2011) khi tìm hiểu, phân tích các hoạt động sản xuất gắn với rừng của người dân huyện Định Hóa (Thái Nguyên ) cho thấy người dân đã biết đa dạng hóa các hoạt động sản xuất dựa vào k hai thác các điều kiện rừng và đất lâm nghiệp hiện có tại đi ̣a phương như : (1) Sử du ̣ng rừng như bãi chăn thả gia súc , gia cầm; (2) Người dân tham gia các hoạt động trồng rừng , nhận thuê khoán , chăm sóc và bảo vệ rừng tạo thu nhập tại chỗ; (3) Dựa vào điều kiện hiện có về rừng và đất lâm nghiệp người dân đã tiến hành các hoạt động sản xuất nông lâm kết hợp , đã có những mô hình nông lâm nghiệp rất thành công ; (4) Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò quan tro ̣ng tới đời sống người dân , là nguồn thu ti ền mặt hàng ngày cho các hộ , việc khai thác LSNG của người dân đã có từ lâu đời tuy nhiên cũng cần được quan tâm , ban hành quy đi ̣nh khai thác và tạo hành lang pháp lý về thi ̣ trường tiêu thu ̣ , tiến hành quy hoạch gây trồng, bảo vệ LSNG tạo sự bền vững lâu dài [46].

Đỗ Thu Hường (2013) và cộng sự cũng đã có nghiên cứu về sự phục thuộc của cộng đồng người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình kết quả cho biết: Các hộ nghèo và trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phụ vào tài nguyên rừng nhiều nhất. Tác giả chưa đánh giá về xu hướng biến đổi hệ sinh thái rừng, giải pháp phát triển còn chưa đi vào cụ thể [44].

Trong những năm gần đây, Nhà nước cũng đã quan tâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cho huyện Định Hóa thông qua các chương trình dự án.

Tháng 5 năm 2008, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có “Đề án bảo vệ, phát triển rừng khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010” với mục tiêu: Phục hồi, tôn tạo cảnh quan rừng, cây xanh vùng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cảnh quan quần thể di tích lịch sử Quốc gia Việt Bắc, bảo vệ sự đa dạng sinh học tài nguyên rừng, tăng cường tác dụng phòng hộ môi trường, tăng khả năng cung cấp lâm sản cho nhu cầu tại chỗ và nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng. Đề xuất chính sách ưu đãi để phát triển lâm nghiệp, góp phần cùng với các ngành đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong vùng ATK Định Hóa [104].

Tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1134/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020 với mục tiêu: (1) Quản lý, bảo vệ và phát triển ba loại

rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) gắn với việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ quần thể di tích lịch sử; bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường chức năng phòng hộ môi trường; (2) Cung cấp lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến; (3) Tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng “Thủ đô kháng chiến”; tăng cường giáo dục môi trường và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các thế hệ [15].

Năm 2009, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã có “Dự án hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng rừng tại các điểm di tích do các hộ gia đình quản lý được quy hoạch thành rừng đặc dụng ATK”. Qua kết quả điều tra đã rà soát được 86 điểm di tích có rừng đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ, thuộc quản lý của 864 hộ gia đình, với tổng diện tích 594,44 ha, với tổng số tiền hỗ trợ gần 13 tỷ đồng [11].

Cũng trong năm 2009, Ban Quản lý khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa đã có “Dự án khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020” với mục đích: (1) Phục hồi tôn tạo cảnh quan rừng đặc dụng ATK Định Hóa, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cảnh quan quần thể khu di tích lịch sử Quốc gia khu Việt Bắc, tăng cường giáo dục môi trường và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các thế hệ; đề xuất chính sách ưu đãi để phát triển lâm nghiệp, phát triển rừng cảnh quan góp phần cùng các ngành đầu tư phát triển toàn diện kinh tế xã hội huyện Định Hóa. (2) Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng gắn với việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ quần thể di tích lịch sử; bảo vệ sự đa dạng sinh học tài nguyên rừng, tăng khả năng cung cấp lâm sản cho nhu cầu tại chỗ và nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng. (3) Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái – nhân văn trên địa bàn huyện Định Hóa, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, tăng mức sống của đồng bào các dân tộc vùng “Thủ đô kháng chiến” [3].

Một số tác giả khác khi nghiên cứu về các hệ sinh thái rừng tại Thái Nguyên cũng có nêu về các tác động của con người đến hệ sinh thái rừng nhưng chỉ ở mức độ liệt kê, chưa đi sâu phân tích, định lượng, làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Các tác giả này chủ yếu tập trung nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật, cấu trúc TTV, khoanh nuôi phục hồi rừng … [26], [27], [70], [85], [96].

ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tại vùng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, sẽ đi sâu phân tích, lượng hóa các tác động, làm rõ nguyên nhân của các tác động đó. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có liên quan về hệ sinh thái rừng của các tác giả khác nhau tôi đề xuất giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tại KVNC.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hệ sinh thái rừng ở vùng An Toàn Khu Định Hoá - Thái Nguyên.

- Những tác động do các hoạt động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK Định Hóa – Thái Nguyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KVNC.

- Nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ở KVNC.

- Điều tra nghiên cứu các tác động của con người có ảnh hưởng đến HST rừng ở KVNC.

- Đánh giá ảnh hưởng của các tác động đến HST rừng. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Điều tra thực địa được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2011, cụ thể:

- Thu mẫu thực vật: đợt 1: tháng 2/2010, đợt 2: tháng 6/2010, đợt 3: tháng 10/2010, đợt 4: tháng 3/2011.

- Tiến hành điều tra phỏng vấn: đợt 1: tháng 5/2011, đợt 2: tháng 8/2011, đợt 3: tháng 12/2011.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

- Tiếp cận các phương pháp sinh thái nhân văn đối với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội trong việc khai thác và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng.

- Phát triển sự tham gia của cộng đồng theo phương thức xã hội hoá trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên rừng nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo chức năng của rừng đó là bảo tồn tính đa dạng sinh học, phòng hộ và bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Để có thông tin và thu thập được số liệu chính xác và đầy đủ, đề tài đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành tại địa phương (UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa và các xã, thị trấn thuộc huyện Định Hóa, Ban quản lý rừng ATK Định Hóa, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn…), các hộ gia đình được giao quản lý bảo vệ rừng trong công tác điều tra thu thập số liệu.

- Kế thừa các số liệu thống kê đã có, bổ sung và cập nhật những thông tin cần thiết. Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân thông qua phỏng vấn người dân, cán bộ lãnh đạo các cấp, các cán bộ lâm nghiệp tại địa phương… để tìm hiểu và thu thập số liệu đánh giá về tác động của con người lên hệ sinh thái rừng, nhu cầu của người dân, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển vốn rừng tại địa phương…

- Để điều tra về tác động của con người trong quá khứ thì sự liên tưởng la ̣i cách đây hàng chục nă m của người dân không thể chính xác tuyê ̣t đối . Vì vậy khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)