Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.3.1.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Như ở mục 4.1.2.4 đã trình bày thì nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở KVNC rất đa dạng và phong phú. Giá trị sử dụng mà LSNG đem lại cho con người rất nhiều. Vì lẽ đó mà người dân huyện Định Hoá luôn quan niệm rừng là một cái kho mà trong đó có đủ mọi thứ phục vụ cho cuộc sống con người, nên những hoạt động khai thác LSNG vẫn đang diễn ra tại KVNC.

Bảng 4.17. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ trong các hộ điều tra

Tên xã

Hộ điều tra Hộ khai thác LSNG Số ngƣời khai thác LSNG chia ra: Số hộ Số người Số hộ Số người Cây ăn được Củi Cây dược liệu Khác Linh Thông 20 121 18 48 8 44 4 5 Bình Yên 20 109 16 39 4 32 3 13 Phú Đình 20 107 19 50 10 41 5 17 Chợ Chu 20 89 8 15 0 15 0 3 Điềm Mặc 20 112 18 44 9 37 4 15 Tổng 100 538 77 196 31 169 16 53

Trong tổng số 100 hộ điều tra phát hiện thấy có 77 hộ tham gia khai thác LSNG, chiếm tỷ lệ cao (77%). Trong các hộ khai thác LSNG thì hộ ở gần rừng có tỷ lệ cao nhất (89,6%), bao gồm các hộ ở xã Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Bình Yên, còn các hộ xa rừng (Chợ Chu) chỉ chiếm có 10,4%. Các loại LSNG mà người dân hay khai thác là củi, cây dược liệu, cây cho lương thực, thực phẩm, cây làm cảnh…

* Đối với cây làm dƣợc liệu: Tuy số người khai thác cây dược liệu chỉ chiếm

có 3% nhưng sự ảnh hưởng đến TTV lại rất lớn. Nếu chỉ khai thác để sử dụng xung quanh cộng đồng làng bản thì ít gây ảnh hưởng đến TTV. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương đang tập trung khai thác để mang bán cho thương lái với số lượng lớn. Khi điều tra, chúng tôi lại đặc biệt chú ý đến cách sử dụng bộ phận của cây để làm thuốc. Bởi vì nếu chỉ khai thác lá cây, hoa và quả thì khả năng sinh trưởng và phát triển của cây vẫn được duy trì, còn khi khai thác đối với thân cây, rễ cây hoặc cả cây thì khả năng đó sẽ giảm, thậm chí còn mất hẳn.

Qua phỏng vấn người dân, chúng tôi nhận thấy khai thác cây thuốc đang là việc làm thường xuyên của một số người dân địa phương, đồng thời nó còn là sinh kế góp phần giảm nghèo đối với họ ở thời điểm hiện tại. Với việc khai thác quá mức như hiện nay, trong tương lai không xa, thảm thực vật sẽ bị suy giảm, tăng khả năng xói mòn, rửa trôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trong vùng và các vùng lân cận.

* Đối với nhóm cây ăn đƣợc

- Đối với các loại măng, người dân đang tập trung khai thác các loại: Măng Mai (Dendrocalamus giganteus), măng Vầu (Bambusa nutans), măng Giang (Ampelocalamus Patellais), măng Nứa (Neohouzeana dullosa). Trung bình mỗi lần vào rừng, người dân khai thác được khoảng 20 kg măng/ngày. Các loại măng này chủ yếu mang về phục vụ cho nhu cầu ăn hàng ngày hoặc bán, người dân cũng có thể đem phơi khô để dự trữ. Trong 100 hộ điều tra đã xác định được tỷ lệ hộ khai thác măng là 20%, số người chiếm 5,8% nhưng tổng khối lượng các loại măng là 37,2 tấn/năm, đây là một lượng măng lớn mà người dân đã khai thác và gây ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của các rừng tre nứa.

Bảng 4.18. Khối lƣợng (KL) Măng đƣợc khai thác trong năm của các hộ điều tra Tên xã Số hộ Hộ điều tra Số người Hộ khai thác Măng Tổng KL/năm Số hộ Số người (tấn)

Linh Thông 20 121 5 8 9,6 Bình Yên 20 109 3 4 4,8 Phú Đình 20 107 7 10 12,0 Chợ Chu 20 89 0 0 0 Điềm Mặc 20 112 5 9 10,8 Tổng 100 538 20 31 37,2

- Đối với rau rừng, người dân thường hay khai thác cây rau Sắng (Meliantha suavis), rau Muối (Chenopodium ficifolium), rau Dớn (Callipteris esculenta)… Trước đây người dân có thể thu hái chúng ở vườn đồi quanh nhà nhưng hiện nay với việc khai thác quá mức nên trữ lượng loại này đang bị giảm sút nghiêm trọng, người dân phải vào tận rừng sâu để tìm kiếm nguồn tài nguyên này.

- Đối với các loại quả, người dân khai thác chủ yếu là quả Trám trắng

(Canarium album) và Trám đen (Canarium tramdendum)… Những cây Trám mọc tại vườn đồi quanh nhà do các hộ gia đình quản lý thì được khai thác hợp lý hơn, chỉ

Ste/hộ/năm

Hình 4.4. Khai thác củi sử dụng và đem bán chia theo mức thu nhập

thu hái quả đã già, còn các cây Trám mọc ở rừng tự nhiên thường bị khai thác kiệt, thu hái cả quả già và non.

Tóm lại: Đối với nhóm cây này, số người khai thác chỉ chiếm 5,8%, nhưng sự ảnh hưởng đến thảm thực vật lại rất lớn. Các hoạt động khai thác trên đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi mầm của rừng, ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi của rừng tre nứa, nhiều loài đã trở lên ít thấy xuất hiện ở KVNC (loài rau Sắng (Meliantha suavis) là loài quý hiếm, được thống kê trong sách đỏ Việt Nam). Vì vậy, cần có những biện pháp khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.

* Khai thác củi: Theo thống kê, số hộ khai thác củi chiếm 77%, cho thấy người dân địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên này. Củi được dùng để đun nấu sinh hoạt hàng ngày, sưởi ấm cho người và gia súc, đặc biệt là sao chè. Đây là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với đồng bào miền núi nói chung và KVNC nói riêng. Mức độ sử dụng và khai thác củi phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập của mỗi hộ gia đình, kết quả điều tra cho thấy hộ có thu nhập khá sử dụng củi nhiều nhất (8,88ste/hộ/năm), trong khi đó các hộ có thu nhập thấp lại là những hộ bán củi nhiều nhất (5,89ste/hộ/năm) (hình 4.4).

Việc sử dụng củi cho các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình đã có từ nhiều đời nay nhưng sự ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái rừng chỉ thực sự thể hiện rõ nhất từ khi trồng và chế biến Chè. Vì hoạt động sao Chè đã phải dùng một lượng củi khá lớn, chiếm 3/4 lượng củi dùng trong mỗi gia đình.

8.88 7.55 8 3.92 2.44 5.89 0 2 4 6 8 10

Sử dụng trong gia đình Đem bán

Khá Trung bình Thấp

Kết quả điều tra ở bảng 4.19 cho thấy, đại đa số các hộ trồng chè đều dùng củi sao chè sau khi thu hoạch, các hộ còn lại không có điều kiện chế biến thì bán chè tươi cho nhà máy và các thương lái. Theo số liệu điều tra tại mỗi xã thì số hộ dùng củi sao

chè chiếm từ 88% đến 100%, nếu tính tổng 100 hộ điều tra tại 4 xã thì tỷ lệ này chiếm 95% và lượng củi phải dùng là 590,4 ste.

Bảng 4.19. Lƣợng củi sử dụng trong sao Chè tại các hộ điều tra

Tên xã Số hộ điều tra có trồng chè Hộ sử dụng củi sao chè Số lượng Tỷ lệ % Tổng năng suất chè tươi/năm (tấn)

Lượng củi sao chè/năm (ste) Điềm Mặc 25 25 100% 66,56 159,1 Bình Yên 25 24 96% 60,12 144,3 Linh Thông 25 24 96% 61,05 146,6 Phú Đình 25 22 88% 58,52 140,4 Tổng 100 95 95% 246,25 590,4

Lượng củi trên được người dân khai thác ở rừng tự nhiên chiếm 82,8% và rừng trồng chiếm 14,2%, một lượng củi nhỏ khác được lấy từ vườn cây ăn quả hoặc phải mua lại củi từ những gia đình khác (bảng 4.20). Như vậy, để sao Chè đã phải dùng một khối lượng củi lớn và chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên nên đây chính là một trong những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng.

Bảng 4.20. Nguồn cung cấp củi cho sao Chè

Tên xã Rừng tự nhiên (%) Rừng trồng (%) Nguồn khác (%) Nguồn củi cung cấp cho sao Chè Tổng

Điềm Mặc 82,0 14,5 3,5 100,0

Bình Yên 80,4 16,1 3,5 100,0

Linh Thông 84,2 13,9 1,9 100,0

Phú Đình 84,5 12,2 3,3 100,0

Tổng 4 xã 82,8 14,2 3,0 100,0

* Nhóm lâm sản ngoài gỗ khác: Nhóm này gồm cây làm cảnh, cây vật liệu

xây dựng, cây làm thủ công mĩ nghệ, mật ong rừng, mộc nhĩ, nấm hương… Hiện nay, người dân khai thác nhóm tài nguyên này không nhiều. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của các nhóm tài nguyên.

Khi nghiên cứu về nhóm tài nguyên này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cây Cọ (Livistona cochinchinensis), vì đây là cây bản địa đặc trưng cho KVNC và có nhiều tác dụng. Tất cả các bộ phận từ cây Cọ đều có thể được sử dụng: Lá Cọ dùng để lợp mái nhà hoặc là tước lấy gân lá để bán; cuống lá dùng để chẻ nan, dệt mành; thân cây Cọ già có thể làm vật liệu xây dựng; quả có vị bùi, ngậy là món quà hấp dẫn với nhiều khách du lịch; sâu đục thân ở cây Cọ là món ăn đặc sản đang được các nhà hàng sử dụng. Vì vậy, nguồn lợi thu được từ cây Cọ là rất lớn, nên người dân đã khai

thác mạnh nguồn lợi này. Sau khi khai thác hết thì người dân chặt phá để lấy diện tích trồng các loại cây khác hoặc bỏ hoang. Do vậy mà diện tích rừng Cọ hiện nay đang dần bị suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)