5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án
4.4.1. Sự suy giảm đa dạng sinh học và phẩm chất cây tái sinh
* Ảnh hƣởng đến phẩm chất cây tái sinh: Chăn thả rông gia súc diễn ra rất
phổ biến tại khu vực nghiên cứu. Mật độ chăn thả gia súc cao và thường xuyên trong năm. Để đánh giá sự ảnh hưởng của chăn thả gia súc đến phẩm chất cây tái sinh, chúng tôi tiến hành thống kê 2 nhóm cây tái sinh trong các điểm chăn thả gia súc (CTGS) của cùng trạng thái TTV rừng IIB, (bảng 4.25).
Bảng 4.25. Đặc điểm cây tái sinh tại các điểm chăn thả gia súc
Điểm chăn thả gia súc
Số lƣợng cây tái sinh
(cây/ha)
Cây có triển vọng Cây đang bị gia súc xâm hại Số lượng (cây/ha) Tỷ lệ % Số lượng (cây/ha) Tỷ lệ % CTGS 1 2290 880 38,4 1120 48,9 CTGS 2 4135 2560 61,9 485 11,7 CTGS 3 5320 3750 70,1 155 2,9
- Điểm CTGS 1 là nơi có mức độ chăn thả gia súc thường xuyên tại khu vực Núi Hồng, Điềm Mặc. Tại điểm này có mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng thấp nhất (2290 cây/ha; 880 cây/ha, chiếm 38,4%), cây đang bị gia súc xâm hại chiếm tỷ lệ cao nhất (1120 cây/ha, chiếm 48,9%).
- Điểm CTGS 2 là nơi có mức độ chăn thả trung bình tại Bản Bắc 2, Điềm Mặc. Điểm này có mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng cao hơn (4135 cây/ha; 2560 cây/ha, chiếm 61,9%), những cây đang bị gia súc xâm hại thấp hơn (485 cây/ha, chiếm 11,7%).
- Điểm CTGS 3 là nơi có mức độ chăn thả ít tại khu di tích Tỉn Keo, Phú Đình. Điểm này có mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng cao nhất (5320 cây/ha, 3750 cây/ha, chiếm 70,1%), những cây đang bị gia súc xâm hại thấp nhất (155 cây/ha, chiếm 2,9%).
Tóm lại: Nơi có mức độ chăn thả càng cao thì mật độ cây tái sinh, tỷ lệ cây có triển vọng càng thấp, tỷ lệ cây đang bị gia súc xâm hại càng cao, qua đó đã gây trở ngại lớn đối với quá trình tái sinh rừng.
* Suy giảm tài nguyên thƣ̣c vâ ̣t : Đề tài đã điều tra sự suy giảm của mô ̣t số
loài cây cho gỗ và dược liệu quý , qua phỏng vấn người dân với các mốc thời gian khác nhau.
Từ những số liệu bảng 4.26 ta thấy, vào khoảng thời gian cách đây 20 đến 30 năm các loài cây gỗ quý như : Đinh (Markhamia stipulata), Trai (Garcinia fragraeoides), Chò đen (Parashorea stellata), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Dẻ (Castanopsis armata), Giổi lông (Michelia balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sến mật (Madhuca pasquieri) vẫn còn xuất hiê ̣n với những cá thể có kích thước lớn, có thể thấy chúng tại các khu rừng gần thôn bản . Tuy nhiên, hiê ̣n nay chỉ tìm thấy các loài đó ở những cánh rừng xa t hôn bản với những cây cong queo , sâu bê ̣nh. Đặc biệt là loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii) đã không còn thấy xuất hiê ̣n tại KVNC. Đối với một số loài cây làm dược liệu như: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Củ dòm (Stephania dielsiana), Củ bình vôi (Stephania rotunda), Lá khôi (Ardisia silvestris), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Ba kích (Morinda officinalis) trướ c đây cũng gặp rất nhiều, có thể thu hái chúng ở vườn đồi xung quanh nhà, nhưng đến nay đã cạn kiệt và chỉ có thể thu hái chúng ta ̣i các cánh rừng xa thôn bản với trữ lượng thấp.
Bảng 4.26. Diễn biến mô ̣t số loài thƣ̣c vâ ̣t qua các giai đoa ̣n
TT Tên loài Diễn biến qua các năm
Tên khoa ho ̣c Tên Viê ̣t Nam 1980 1990 2000 2010
1 Markhamia stipulata Đinh + + + + + +
2 Erythrophloeum fordii Lim xanh + + + + -
3 Garcinia fragraeoides Trai + + + ? + + +
4 Parashorea stellata Chò đen + + + + + + +
5 Excentrodendron tonkinense Nghiến ? + + + +
6 Castanopsis armata Dẻ + + + + + + + + +
7 Michelia balansae Giổi lông + + + + + + +
8 Chukrasia tabularis Lát hoa + + + ? + + +
9 Madhuca pasquieri Sến mật + + + + +
10 Drynaria bonii Tắc kè đá + + + + + +
11 Stephania dielsiana Củ dòm + + + + + +
12 Stephania rotunda Củ bình vôi + + + + + +
13 Ardisia silvestris Lá khôi + + + + + + +
14 Fallopia multiflora Hà thủ ô đỏ ? + + + +
15 Morinda officinalis Ba kích + + + + + + +
Chú thích:
+ + + : Là sự xuất hiện của loài ở rừng xa thôn bản , gần thôn bả n, cây gỗ có kích thước lớn , vườn đồi xung quanh nhà (đối với cây thuốc ); + + : Là sự xuất hiện của loài cây ở rừng xa thôn bản , cây gỗ có kích thước lớn , rừng gần thôn bản; + : Là sự xuất hiê ̣n của loài cây ở rừng xa thô n bản, cây gỗ có kích thước nhỏ , cong queo, sâu bê ̣nh; ? : Chưa xác đi ̣nh; - : Không gă ̣p.
* Suy giảm tài nguyên động vật : Đề tài đã tiến hành điều tra một số loài đô ̣ng vâ ̣t có xương sống thuô ̣c lớp bò sát , lớp chim , lớp thú thô ng qua phỏng vấn người dân về sự xuất hiê ̣n của chúng qua các giai đoa ̣n khác nhau.
Qua số liệu bảng 4.27 chúng ta nhận thấy , nguồn tài nguyên đô ̣ng vâ ̣t hiê ̣n nay so với những năm 1980, 1990 đã suy giảm rất nhiều , đă ̣c biê ̣t là 2 loài Gấu ngựa (Selenaretos thibetanus) và Báo hoa mai (Panthera pardus) đã không còn thấy xuất hiê ̣n ta ̣i KVNC . Một số loài thuộc lớp thú như Chồn bạc má (Melogale moschota),
Hoẵng (Muntiacus muntjak), Cầy hương (Viverricula malacensis); các loài thuộc lớp chim như Họa mi (Garrulax canorus), Cu gáy (Streptopelia chinensis), Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus), Yểng (Gracula religiosa); các loài thuộc lớp bò sát như Rắn hổ mang (Naja naja), Tắc kè (Gekko gecko), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn cạp nia (Bungarus candidus) trước đây có số lượng cá thể xuất hiện rất nhiều tại khu
vực nghiên cứu , có thể bắt gă ̣p trực tiếp hoă ̣c dấu vết của chúng ở rừng gần thôn bản , vườn đồi xung quanh nhà. Hiện nay, số lượng cá thể của các loài đã giảm đi rất nhiều.
Bảng 4.27. Diễn biến mô ̣t số loài đô ̣ng vâ ̣t qua các giai đoa ̣n Lớp
đô ̣ng vâ ̣t
Tên loài Diễn biến qua các năm Tên khoa ho ̣c Tên Viê ̣t Nam 1980 1990 2000 2010
Thú
Macaca mulatta Khỉ vàng + + + + +
Selenaretos thibetanus Gấu ngựa + + + -
Melogale moschota Chồn ba ̣c má + + + + + ? +
Viverricula malacensis Cầy hương + + + + + + +
Ratufa bicolor Sóc đen + + + + + +
Muntiacus muntjak Hoẵng + + + ? + + +
Sus scrofa Lơ ̣n rừng + + + + + +
Panthera pardus Báo hoa mai + + + - -
Capricornis sumatrensis Sơn dương + + + + + +
Chim
Garrulax canorus Họa mi + + + ? + + +
Garrulax chineusis Khướu ma ̣c má + + + + + + + +
Copsychus malabaricus Chích chòe lửa + + + + + + + + +
Streptopelia chinensis Cu gáy + + + + + + + + + +
Gracula religiosa Yểng + + + + + + +
Acridotheres grandis Sáo mỏ vàng + + + + + + + + + +
Bò sát
Python molurus Trăn đất ? + + + +
Naja naja Rắn hổ mang + + + ? + + + +
Bungarus candidus Rắn ca ̣p nia + + + + + + + + + +
Bungarus fasciatus Rắn ca ̣p nong + + + + + + + + + +
Gekko gecko Tắc kè + + + + + + + + + +
Chú thích:
+ + + : Là sự xuất hiện của loài (bắt gặp trực tiếp hoă ̣c dấu vết ) ở rừng xa thôn bản, rừng gần thôn bản , vườn đồi x ung quanh nhà; + + : Là sự xuất hiện của loài ở rừng xa thôn bản, rừng gần thôn bản; + : Loài chỉ thấy xuất hiện ở rừng xa thôn bản ; ? : Chưa xác đi ̣nh; - : Không gă ̣p.
Tuy số loài động thực vật giảm đi ít nhưng số lượng cá thể đã bị giảm đi đáng kể từ những năm 1980 trở lại đây. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về những tác động của con người tại những mốc thời gian khác nhau. Khi sự khai thác tài nguyên cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ quá mức sẽ làm cho tài nguyên này bị suy giảm mạnh. Đồng thời việc săn bắt động vật rừng và mất rừng cũng là những nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên động vật suy giảm.