5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Đối với thực vật
- Xác định tên khoa học các loài thực vật theo tài liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1993) [39], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005) [100].
- Xác định dạng sống, giá trị sử dụng của các loài thực vật dựa theo tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” [7] và “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” [56].
- Xác định những loài thực vật quý hiếm dựa vào các tài liệu Sách Đỏ Việt Nam 2007 - Phần Thực vật [6]; Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [13]; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ [86].
- Phân loại thảm thực vật: Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại các thảm thực vật [127].
- Xác định tổ thành tầng cây cao theo công thức:
%IVi =
%Ni + %Gi 2
Trong đó: %IVi là tỷ lệ tổ thành của loài i %Ni là % theo tổng số cây của loài i
%Gi là % theo tổng tiết diện ngang của loài i
- Xác định độ tàn che (ĐTC): Dùng gương cầu tiến hành đo ở 5 vị trí khác nhau trong OTC, sau đó cộng vào và chia trung bình ta biết được độ tàn che của rừng theo công thức tính độ tàn che:
ĐTC = N x 1,4 100
Trong đó: N là số ô vuông được che lấp trong gương cầu.
- Xác định sinh khối thảm mục: Áp dụng các phương pháp của Kurniatun và cộng sự (2001) [118], khối lượng thảm mục trên mặt đất được xác định bằng cách
cân trọng lượng thảm mục có trong các ô vuông diện tích 1m , tại mỗi trạng thái TTV lặp lại 12 ô.
+ Đối với mẫu đất:
- Xác định số lượng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường định hướng chọn lọc [32];
- Hoạt tính phân giải xenlulo theo phương pháp khuyếch tán trên thạch và đo vòng phân giải trên đĩa thạch [32];
- Xác định tính đa dạng của vi sinh vật bằng phương pháp hình thái, sinh lý sinh hoá [32].
- Xác định thành phần vi khuẩn theo khoá phân loại của Bergey năm 1974 [112], phân loại nấm men của Yarrow năm 1998 [131], phân loại nấm mốc của Bernett và Hunter năm 1995 [110], phân loại nấm men sinh màng nhày Lipomyces của Babieva năm 1987 [1].
- Xác định độ pH KCl theo phương pháp đo bằng máy pHmeter. - Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin.
- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl.
- Xác định lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ. - Xác định hàm lượng Kali tổng số (K2O%) theo phương pháp quang phổ phát xạ.
- Xác định tỷ trọng bằng phương pháp Picnomet.
- Xác định dung trọng bằng phương pháp ống dung trọng. - Xác định độ xốp theo công thức: P(%) = (1 - D/d) x 100 Trong đó: P - Ðộ xốp của đất (%);
D - Dung trọng đất; d - Tỷ trọng đất.
- Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy khô tuyệt đối trong tủ sấy.
- Xác định độ dày lớp đất mặt bị xói mòn bằng cách đóng cọc; Xác định lượng đất bị xói mòn (tấn/ha/năm) theo phương trình của Wischmeier W.H – Smith D.D:
A = R*K*L*S*C*P, trong đó:
R là hệ số mưa, sử dụng phương pháp tính toán của Nguyễn Trọng Hà bằng công thức: R = 0,548257P – 59,9 (P là lượng mưa trung bình hàng năm) [33].
K là hệ số xói mòn đất, sử dụng bảng tra hệ số K theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hà, tương ứng với mỗi loại đất [33].
L là hệ số chiều dài sườn dốc, với L = (X/22,13)m, (X là chiều dài sườn dốc (m); m là hệ số mũ dao động từ 0,2-0,5, m = 0,2 nếu độ dốc ≤ 1%, m = 0,3 nếu độ dốc từ 1% - 3%, m = 0,4 nếu độ dốc từ 3% - 5%, m = 0,5 nếu độ dốc ≥ 5%)
S là hệ số độ dốc, với S = 65,4 Sin2(x) + 45,6 Sin(x) + 0,065 (x là độ dốc (tính bằng độ))
C là hệ số lớp phủ, sử dụng bảng tra hệ số C theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải, tương ứng với mỗi thảm thực vật [55].
P là hệ số các công trình bảo vệ đất, P = 1 vì không có biện pháp, công trình chống xói mòn.
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ – XÃ HỘI
Căn cứ vào các tài liệu [3], [29], [104] và kết hợp điều tra thực tế có thể tóm tắt điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở vùng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên như sau: