Đánh giá chung những điều kiện thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

3.3. Đánh giá chung những điều kiện thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

- KVNC luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp.

- Có khí hậu, đất đai phù hợp nhiều loại cây trồng.

- Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động.

* Khó khăn

- Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt, mạng lưới giao thông chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

- Trình độ dân trí chưa cao, trình độ lao động còn hạn chế nên chưa theo kịp sự phát triển, khó tiếp cận với các chương trình phát triển, dự án mới.

- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm. - Khai thác rừng vẫn còn tiếp diễn, quản lý còn nhiều bất cập. - Còn nhiều tập tục lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Huyện Định Hóa có diện tích đất lâm nghiệp là 35787ha, chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất có rừng là 24.792ha chiếm 69,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 47,4% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa có rừng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 30,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm các trạng thái rừng IA, IB, đất trống cây rải rác… Trên đây là những diện tích lớn, là một tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội của vùng, bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Định Hóa [104] Loại đất, loại rừng Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng (ha) 1. Đất có rừng 4513 5183 15096 24792 - Rừng tự nhiên 3479 4160 11800 19439 - Rừng trồng 1034 1023 3296 5353 2. Đất chưa có rừng 4215 1867 4913 10995 Tổng: 1 + 2 8728 7050 20009 35787

Hiện nay, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao đến các hộ gia đình, tập thể hoặc các tổ chức xã hội để quản lý và bảo vệ. Trong đó diện tích đã giao cho các hộ gia đình có tỷ lệ cao nhất chiếm 50,2% đối với đất có rừng và chiếm 73% đối với đất không có rừng. Thực chất đây là rừng được truyền lại từ đời này qua đời khác, một phần được giao theo chính sách giao đất giao rừng trong những năm qua. Các diện tích do UBND quản lý chiếm tỷ lệ thấp hơn và chưa có chủ cụ thể. Các diện tích còn lại do Ban quản lý rừng đặc dụng (BQLRĐD) và Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) phụ trách nay đã hợp nhất thành Ban quản lý rừng ATK nhưng cũng không phải là khu bảo vệ nghiêm ngặt nên tác động tiêu cực vẫn tiếp diễn.

Hiện nay cuộc sống của người dân phải phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Trong đó: Cây gỗ lớn để làm nhà, cây thuốc để chữa bệnh, cây rau rừng và thú rừng cung cấp lương thực, thực phẩm… Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc sử dụng tài nguyên không những chỉ đáp ứng nhu cầu trực tiếp trong gia đình mà còn để bán lấy tiền trang trải các chi phí sinh hoạt khác. Vì những lý do đó nên sự tác động của con người lên hệ sinh thái rừng rất mạnh mẽ, các tài nguyên rừng đã và đang bị suy giảm, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn ở những phần sau.

Tỷ lệ %

Hình 4.1. Tỷ lệ diện tích các loại rừng, đất trống chia theo chủ quản lý [104]

50.2 73 14.2 3.9 30.7 17.2 4.9 5.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hộ gia đình UBND BQLRĐD BQLRPH Đất có rừng Đất không có rừng 4.1.2. Đặc điểm thảm thực vật 4.1.2.1. Các kiểu thảm thực vật

Với đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng cho thấy vùng nghiên cứu có hai kiểu rừng chính sau đây:

- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên địa hình thấp và núi thấp. Kiểu này phân bố trên núi đất ở hầu hết các địa phương rừng, có cấu trúc 3 đến 4 tầng tán.

- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi. Kiểu này phân bố trên địa hình núi đá vôi tại các xã Linh Thông, Kim Phượng, Lam Vĩ, Quy Kỳ rừng có cấu trúc 2 đến 3 tầng tán.

Tuy nhiên cho đến nay rừng đã bị phá hủy và suy thoái nghiêm trọng và hình thành các trạng thái rừng thứ sinh đang trong quá trình diễn thế hoặc rừng trồng phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Theo khung phân loại của UNESCO (1973), tại huyện Định Hóa có các kiểu thảm thực vật sau:

I. Rừng kín

I.A.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp I.A.1.1.1. Cây lá rộng

Kiểu này chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác, phân bố chủ yếu ở các xã Linh Thông, Tân Thịnh, Quy Kỳ, Phú Tiến, Phú Đình, Điềm Mặc ở độ cao từ 300 m trở lên. Do phục hồi sau khai thác nên cấu trúc rừng vẫn còn lưu giữ được những tính chất của mô hình rừng nguyên sinh vốn đã từng tồn tại trên khu vực trước đây. Rừng gồm có tầng A2 (tầng ưu thế sinh thái) là những cây cao 14-16m, đường

kính 20-30cm có tán lá tương đối khép kín tạo thành tầng tán rừng; tầng dưới tán tán cao 7-10m; tầng cây bụi thưa; tầng cỏ quyết; ngoài ra trong rừng còn có thực vật ngoại tầng, chủ yếu là dây leo. Thành phần chính của rừng gồm Xoan nhừ (Allospondias axilaris), Trám trắng (Canarium album), Vạng (Endosperma chinense), Chặc khế (Dysoxylum binectariferum), Kháo (Machilusthunbergii), Kháo nhớt (Phoebe tavoyana), Chẹo trắng (Engelhardtia spicata), Côm nhọn (Elaeocarpus angustifolius), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Muồng vàng (Peltophorum dasyrrhachis), Bời lời lá tròn (Litsea monopetala), Ràng ràng (Ormosia balansea),

Dẻ gai (Lithocarpus armata), Trám đen (Canarium tramdendum), Phay sừ ng (Duabanga grandiflora), các loài thuộc chi Lissea họ De (Lauraceae), chi Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae)…

I.A.1.1.2. Rừng phục hồi sau nương rẫy: Gặp ở hầu hết các xã trên những diện tích đất rừng phòng hộ. Thành phần loài chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài thường gặp là Ràng ràng (Ormosia blansea), Hu đay (Trema orientali), Chẹo tía (Engelhardtia roburghiana), Nhội (Bischofia javanica), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Ba soi (Macaranga denticulata), Bời lời (Litsea verticillata, L.umbellata), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Thôi ba (Alangium chinense), Mức lông mềm (Wrightia pubescens), Chân chim (Schefflera heptaphylla), các loài thuộc chi Dẻ gai (Castanopsis) họ Dẻ (Fagaceae), chi Kháo (Machilus) họ De (Lauraceae)…

I.A.1.2. Rừng tre nứa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp. Kết quả điều tra cho thấy, rừng tre nứa đều có nguồn gốc phát sinh hình thành từ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp do khai thác quá mức và chặt đốt rừng làm nương rẫy, chúng phân bố rải rác trong toàn huyện. Trong loại hình rừng tre nứa, tùy theo mức độ tham gia của cây gỗ lá rộng mà hình thành nên rừng thuần loại hay rừng hỗn giao.

I.A.1.2.1. Rừng thuần loại. Được đặc trưng bởi loại hình rừng Vàu (Bambusa nutans) hình thành sau khai thác kiệt hoặc do hậu quả của đốt nương làm rẫy. Kiểu này có diện tích khá lớn, phân bố ở độ cao dưới 400m.

I.A.1.2.2. Rừng hỗn giao với cây lá rộng. Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt và phân bố trên các sườn đồi ở độ cao dưới 600m.

II. Rừng thưa

Trong khu vực không có kiểu rừng thưa nguyên sinh. Các quần xã thuộc lớp quần hệ này đều được phát sinh hình thành từ các quần hệ rừng kín tương ứng nêu trên. Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hay sau nương rẫy đang trong quá trình diễn thế đi lên.

II.A.1.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp

Kiểu rừng này phổ biến trong khu vực. Thành phần chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài thường gặp là Ràng ràng (Ormosia blansea), Bời lời lá tròn (Litsea monopetala), Hu đay (Trema orientalis), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Ba soi (Macaranga denticulata), Bời lời (Litsea verticillata, L.umbellata), Chẹo (Engelhardtia spicata), các loài thuộc chi Dẻ gai (Castanopsis) họ Dẻ (Fagaceae), chi Kháo (Machilus) họ De (Lauraceae)…

II.A.1.2. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Loại rừng này phân bố chủ yếu tại xã Linh Thông, Bảo Cường. Đây là những trạng thái rừng suy thoái được phát sinh hình thành từ “rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi” do khai thác kiệt, do đó rải rác thấy trong thành phần xuất hiện các loài cây gỗ lớn. Tuy nhiên đây là những cây có kích thước nhỏ, sâu bệnh, ít có giá trị sử dụng. Các loài thường gặp như: Ô rô (Acanthus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Vạng (Endosperma chinense), Thị (Dyospyros sp), Sổ

(Dillenia indica), Bứa (Garcinia oblongifolia)… Nếu tiếp tục khai thác thì rừng sẽ bị suy thoái hình thành thảm cây bụi, thảm cỏ và rất khó phục hồi trở lại. Do đó cần có biện pháp bảo vệ kịp thời và khai thác hợp lý.

II.A.1.3. Rừng tre nứa

Các quần xã ở quần hệ này có thành phần tương tự như các quần xã thuộc quần hệ rừng kín. Chỉ khác ở đây do rừng mới được phục hồi, hoặc do mới bị khai thác nên độ che phủ của rừng thấp hơn so với rừng kín. Độ che phủ thường giao động từ 0,3-0,6. Nếu được bảo vệ và không có khai thác, rừng sẽ phục hồi trở lại các kiểu rừng kín tương ứng.

Qua bảng 4.2 ta thấy, chỉ tính riêng các TTV liền kề khu di tích thì trữ lượng của rừng tre nứa cũng rất lớn, mật độ trung bình là 2990 cây/ha, trong đó trữ lượng

chủ yếu là ở rừng hỗn giao với Cọ + Gỗ. Kiểu TTV này đã và đang bị con người khai thác, sử dụng quá mức vì vậy cần phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ TTV.

Bảng 4.2. Diện tích, trữ lƣợng Tre, Nứa, Vầu tại các TTV liền kề khu di tích [11]

Trạng thái rừng

Tổng

Rừng tre nứa Rừng hỗn giao

DT (ha) TL (cây) DT (ha) TL (cây) DT (ha) TL (cây) Tân Thịnh 0 0 10,10 70700 10,1 70700 Phú Đình 2,05 12300 18,47 143910 20,52 156210 Điềm Mặc 0,33 2200 53,00 224620 53,33 226820 Phượng Tiến 0,19 1050 6,79 23830 6,98 24880 Linh Thông 0 0 39,62 10320 39,62 10320 Lam Vĩ 0 0 18,34 5110 18,34 5110 Bình Yên 0,31 2020 3,53 13400 3,84 15420 Đồng Thịnh 0 0 9,67 11560 9,67 11560 Bình Thành 0 0 8,67 2910 8,67 2910 Phú Tiến 0 0 11,57 3075 11,57 3075 Trung Lương 7,25 31350 7,31 6050 14,56 37400 Bộc Nhiêu 0 0 8,21 6850 8,21 6850 Thanh Định 0 0 11,34 36910 11,34 36910 Quy Kỳ 0 0 11,25 34520 11,25 34520 Kim Sơn 0,91 2640 13,24 72830 14,15 75470 Định Biên 0,91 7090 42,43 75960 43,34 83050 Bảo Linh 0 0 34,78 156750 34,78 156750 Tổng 11,95 58650 308,32 898080 320,27 957955

III. Thảm cây bụi

III.A.1.1. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới. Loại hình này gặp phổ biến trong toàn huyện.

III.A.1.1.1. Có cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác. Các quần xã này hình thành do khai thác quá mức , chặt phá rừng và chăn thả quá mức . Tuy nhiên, do đất đai trong khu vực còn tốt nên các trạng thái thảm cây bụi chỉ là tạm thời và đang trong quá trình diễn thế đi lên . Các loài thường gặp như : Nóng (Saurauia napaulensis), Mua (Melastoma candidum), Mức lông mềm (Wrightia pubescens), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Sơn (Toxicodendron succedana), Guột (Dicranopteris lineari), Dớ n (Cyclosorus parasiticus), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cậm cang gai (Smilax ferox)…

III.A.1.1.2. Không có cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác. Kiểu này gồm có quần xãcây Mua (Melastoma candidum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis) và quần xã Cỏ lá tre

(Centotheca lappacea)... tạo thành những khoảnh nhỏ phân bố rải rác trong khu vực. Trạng thái thảm cây bụi dạng này chủ yếu là nương rẫy đã bỏ hoang hoặc sau bỏ hoang nhưng bị chăn thả gia súc. Tuy nhiên nếu được bảo vệ, thảm thực vật sẽ phát triển thành rừng thứ sinh.

IV. Thảm cỏ

Trên địa bàn, trạng thái thảm cỏ có diện tích không nhiều, thường phân bố trên những khu vực là đất nương rẫy đã bị bỏ hoang và đất đai đã bị thoái hóa.

IV.A.1.1. Thảm cỏ dạng lúa cao nhiệt đới có hay không có cây gỗ.

Đại diện là ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) phân bố trên các sườn núi.

IV.A.1.2. Thảm cỏ không dạng lúa cao nhiệt đới có hay không có cây gỗ. Đại diện là ưu hợp Chuối rừng (Musa sp.). Ưu hợp này có diện tích không nhiều, thường là những khoảnh nhỏ, phân bố rải rác trên các vùng đất ở chân núi và sườn núi.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mật độ, tổ thành loài cây và độ tàn che ở một số trạng thái rừng khác nhau, kết quả được thống kê ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm học của các trạng thái rừng ở KVNC

Kí hiệu OTC Địa điểm N (cây/ha) Hvn (m) D1,3 (cm) G (m2/ha) Độ tàn che QK 01 Quy kỳ 830 11,20 15,90 16,07 0,60 ĐM 01 Điềm Mặc 810 10,42 15,12 14,89 0,54 QK 02 Quy kỳ 720 10,10 13,75 10,69 0,42 LT 01 Linh Thông 660 8,75 12,78 8,46 0,36 - Tại điểm nghiên cứu OTC QK 01 là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp với cây lá rộng, có độ dốc từ 200

-250, hướng Tây - Bắc, mật độ là 830 cây/ha, độ tàn che là 0,6. Trạng thái này xuất hiện 28 loài cây gỗ thì có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Kháo (Kh), Côm nhọn (Cn), Dẻ gai (Dg), Chẹo trắng (Ctr), Xoan nhừ (Xn), Côm tầng (Ct), Muồng vàng (Mv); còn lại là 21 loài khác (Lk). Công thức tổ thành như sau:

- Tại điểm nghiên cứu OTC ĐM 01 là rừng phục hồi sau nương rẫy giai đoạn 15-20 năm, có độ dốc từ 150-200, hướng Tây - Nam, mật độ là 810 cây/ha, độ tàn che là 0,54. Trạng thái này xuất hiện 26 loài cây gỗ thì có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Kháo (Kh), Hu đay (Hđ), Nhội (Nh), Ba soi (Bs), Chẹo tía (Ct); còn lại là 21 loài khác (Lk). Công thức tổ thành như sau:

1,90Kh + 1,73Hđ + 1,57Nh + 1,24Bs + 0,65Ct + 2,91Lk

- Tại điểm nghiên cứu OTC QK 02 là rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, có độ dốc từ 100

-150, hướng Tây, mật độ là 720 cây/ha, độ tàn che là 0,42. Trạng thái này xuất hiện 25 loài cây gỗ thì có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Hu đay (Hđ), Ba soi (Bs), Chẹo (Ch), Kháo (Kh), Bời lời (Bl); còn lại là 20 loài khác. Công thức tổ thành như sau:

1,84Hđ + 1,65Bs + 1,60Ch + 0,86Kh + 0,57Bl + 3,48Lk

- Tại điểm nghiên cứu OTC LT 01 là rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi, có độ dốc từ 300

-350, hướng Tây - Nam, mật độ là 660 cây/ha, độ tàn che là 0,36. Trạng thái này xuất hiện 25 loài cây gỗ thì có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Ô rô (Or), Mạy tèo (Mt), Vạng (V), Thị (T), Sổ (S), Bứa (B); còn lại là 19 loài khác. Công thức tổ thành như sau:

1,75Or + 1,62Mt + 1,48V + 1,01T + 0,85S + 0,53B + 2,76Lk

4.1.2.2. Đặc điểm hệ thực vật * Đa dạng ở mức độ ngành * Đa dạng ở mức độ ngành

Bước đầu đã ghi nhận được 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tuy nhiên qua bảng 4.4 cho thấy, thành phần thực vật trong các bậc taxon ở KVNC phân bố không đồng đều.

- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài (chiếm 93,1% tổng số loài của hệ), 372 chi (chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ (chiếm 84,9% tổng số họ của hệ). Trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có tới 462 loài (72,6%), 293 chi (73,1%), 85 họ (67,5%), trong khi đó lớp Hành (Liliopsida) kém phong phú hơn, chỉ có 130 loài (20,4%), 79 loài (19,7%), 22 loài (17,5%).

- Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 32 loài (5%) thuộc 22 chi (5,5%), 12 họ (9,5%).

- Ngành Thông (Pinophyta) có 7 loài (1,1%), 4 chi (1%), 4 họ (3,2%).

- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) với 3 loài (0,5%), 2 chi (0,5%), 2 họ (1,6%).

- Thấp nhất là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), chỉ có 2 loài (0,3%), 1 chi (0,2%), 1 họ (0,8%).

Bảng 4.4. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC

Stt Tên ngành Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1,6 2 0,5 3 0,5 2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,8 1 0,2 2 0,3 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 12 9,5 22 5,5 32 5,0 4 Thông (Pinophyta) 4 3,2 4 1,0 7 1,1 5 Ngọc Lan (Magnoliophyta) 107 84,9 372 92,8 592 93,1 Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) 85 67,5 293 73,1 462 72,6 Lớp Hành (Liliopsida) 22 17,5 79 19,7 130 20,4 Tổng cộng 126 100,0 401 100,0 636 100,0 * Đa dạng ở mức độ họ:

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy hệ thực vật cũng rất đa dạng ở bậc họ, đã thống kê được các họ thực vật có từ 6 loài trở lên (bảng 4.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)