Hoạt động canh tác nương rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.3.1.1. Hoạt động canh tác nương rẫy

Hoạt động canh tác nương rãy (CTNR) là tập quán lâu đời góp phần tự cung tự cấp cho cuộc sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số. Canh tác thường diễn ra tại nơi có độ dốc cao với các cây trồng ngắn ngày như: Ngô, Khoai, Sắn, Lúa cạn… Ở thời điểm điều tra , chúng tôi không phát hiện thấy hoa ̣t động canh tác nương rãy ở

KVNC, nhưng đi ngược lại thời gian từ những năm 2000 về trước thì đồng bào các dân tô ̣c thiểu số (Dao, Sán Chí, H’mông) thường xuyên có hoa ̣t đô ̣ng đốt nương làm rãy. Ban đầu, canh tác cho hiệu quả năng suất cao, không phải đóng thuế đất nên đồng bào đã không ngừng mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đốt phá rừng. Trong canh tác, đồng bào đã biết áp dụng chu kỳ luân canh, biết cách phục hồi độ phì của đất, tạo điều kiện cho canh tác được liên tục, lâu dài và bền vững ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, do sức ép về dân số, diện tích rừng tự nhiên giảm đã làm cho canh tác trở lên hiệu quả thấp, thiếu bền vững. Đây là hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến hệ sinh thái rừng.

Để điều tra về hoạt động canh tác nương rãy, chúng tôi chọn 50 hộ gia đình đã từng tham gia canh tác từ năm 1980 đến 2000 rồi tiến hành phỏng vấn tại các xã Thanh Định, Phú Đình, Điềm Mặc, kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Thống kê số hộ có hoạt động CTNR chia theo thời gian

Thời gian Số hộ CTNR theo thành phần dân tộc Tổng Tày Sán Chí Dao Khác* SL % SL % SL % SL % SL % 1980 -1985 8 16 28 56 11 22 3 6 50 100 1985-1990 5 11.6 26 60.5 11 25.6 1 2.3 43 100 1990-1995 2 8 15 60 8 32 0 0 25 100 1995-2000 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Từ số liệu bảng cho thấy, dân tộc Sán Chí có tỷ lệ CTNR cao nhất, thấp hơn là dân tộc Dao, rồi đến dân tộc Tày và các dân tộc khác. Số lượng các hộ CTNR giảm dần trong những năm trở lại đây với những lý do sau: Người dân đã nhận thức được sự ảnh hưởng tiêu cực của CTNR đến sự thoái hóa của đất và TTV rừng; Hiệu quả sản xuất ngày càng giảm; Sự quản lý của Nhà nước về CTNR dần chặt chẽ hơn; Mức sống được nâng lên, giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo.

Như vậy, trước đây để có diện tích canh tác thì đã phải đốt phá bỏ đi những diện tích rừng tự nhiên khá lớn . Hiê ̣n nay, do làm tốt công tác tuyên truyền , vâ ̣n đô ̣ng đồng bào đi ̣nh can h, đi ̣nh cư nên hoa ̣t đô ̣ng CTNR đã không còn . Tuy nhiên những diện tích mà người dân sử dụng để canh tác rồi bỏ hoang cho đến nay thì phải đợi rất lâu nữa mới có thể phu ̣c hồi được như trạng thái rừng vốn có ban đầu của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)