Đẩy lùi các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 116)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.5.2.1. Đẩy lùi các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng

* Đối với hoạt động sản xuất chế biến Chè

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Hiện nay, huyện Định Hóa có 3 nhà máy chế biến chè: Nhà máy chè Định Hóa, Công ty TNHH chè Bình Yên và Nhà máy chè Sơn Phú. Huyện có sản lượng

Chè lớn, đứng thứ tư trong tỉnh nhưng nhiều năm nay các nhà máy này luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, bởi giá mà các Nhà máy thu mua luôn thấp hơn giá mà bà con nông dân bán cho tư thương. Bên cạnh đó, đa số các hộ sau khi thu hoạch tiến hành sao Chè rồi bán lại cho tư thương, vì theo họ sẽ kinh tế hơn so với bán nguyên liệu cho nhà máy.

Theo kết quả điều tra trong bảng 4.37 ta thấy, 100kg chè tươi bán được 800.000đ, nếu đem sao khô được khoảng 23kg bán được 1.475.000đ. Như vậy lợi nhuận tăng lên khoảng 85% nhưng TTV sẽ bị suy thoái do sử dụng củi sao chè. Tuy hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng được thực hiện theo đường tiểu ngạch để xuất khẩu sang Trung Quốc nên không ổn định cho đầu ra của sản phẩm, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trước đây người dân đã phải phá bỏ những rừng Cọ, rừng Vầu, rừng tự nhiên… để mở mang diện tích trồng Chè. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã và đang có xu hướng phá bỏ các đồi Chè để trồng rừng Keo, Mỡ, Quế…

Bảng 4.37. So sánh hiệu quả các hình thức sử dụng chè tƣơi sau khi thu hoạch Chỉ tiêu Chè tƣơi sau khi thu hoạch đƣợc dùng:

Đem bán ngay Chế biến trước khi bán

Loại sản phẩm Chè tươi Chè khô

Số lượng (Kg) 100 23 Đơn giá/kg 80.000đ 75.000đ Thành tiền (1) 800.000đ 1.725.000đ Chi phí Củi (2) 0đ 100.000đ Nhân công (3) 0đ 150.000đ Tổng số tiền: (1) - (2) - (3) 800.000đ 1.475.000đ Mức độ tác động môi trường Tiết kiệm được củi đun Phá hủy cấu trúc rừng

+ Các giải pháp đề ra là:

- Cần có những quy hoạch và quản lý chặt chẽ về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông lâm nghiệp.

- Nhà máy cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng giá thu mua chè nguyên liệu.

- Nhà nước hỗ trợ xây dựng phương án gắn kết lợi ích giữa Nhà máy và người nông dân, thông qua cam kết người dân bán chè tươi lại cho nhà máy theo mức giá

thị trường. Trong đó, Nhà máy thực hiện hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm, thậm chí hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè. Qua đó, người dân có điều kiện đầu tư, yên tâm chăm bón để tăng năng suất và chất lượng chè, còn Nhà máy sẽ chủ động và đảm bảo được nguồn nguyên liệu.

* Đối với hoạt động chăn thả rông gia súc

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Hiện nay chăn nuôi đại gia súc của huyện mới chỉ phát triển theo hướng dùng làm sức cày kéo, đa số được thả rông trên rừng, có nhiều gia đình chỉ ngày mùa mới tìm về để cày kéo hoặc khi cần một khoản tiền để chi phí sinh hoạt thì mới lên bắt về. Việc thả rông có ưu điểm là lợi dụng được TTV tự nhiên làm thức ăn, không mất công chăn dắt nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm do đó năng suất của vật nuôi cũng không cao, hiệu quả kinh tế thấp, gây suy thoái TTV. Các nhược điểm chính:

- Không có sự chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh của con người dẫn đến đàn gia súc bị chết rét, thiếu thức ăn, dịch bệnh dễ xảy ra…

- Xảy ra hiện tượng giao phối gần làm cho con lai có phẩm chất kém, đàn gia súc ngày càm kém chất lượng.

- Không có sự chăm sóc đặc biệt đối với gia súc chửa, đẻ và con non.

+ Các giải pháp đề ra là:

- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp chăn thả rông vào những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ, khu di tích cảnh quan.

- Địa phương cần quy hoạch vùng chăn thả gia súc, tiến hành chăn thả tận dụng, luân phiên với mật độ phù hợp.

- Nghiên cứu phân vùng sinh thái để làm căn cứ quy hoạch vùng trồng cỏ. Xác định các loại cỏ trồng phù hợp với điều kiện khí hậu.

- Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến thức ăn thô xanh, dự trữ thức ăn cho gia súc, hướng tới chăn nuôi gia súc hàng hóa.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, đặc biệt là chăm sóc gia súc chửa, đẻ, gia súc non.

- Tận dụng phân của gia súc và trong gia đình để làm chất thải hữu cơ cho hầm ủ khí biogas cung cấp khí gas thay thế củi đun nấu sinh hoạt hàng ngày. Theo cách này, sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác củi.

- Khi xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu trong tài liệu của tác giả Hoàng Chung [19], [20]… và tác giả Từ Quang Hiển [35].

* Các hoạt động khai thác gỗ và LSNG

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Nguồn tài nguyên cây gỗ và LSNG đã và đang là những đối tượng để người dân hướng tới khai thác, vì đây là nguồn lợi duy nhất đem lại cho họ từ rừng. Hiện nay, thu nhập đem lại từ các tài nguyên này tuy không nhiều nhưng cũng đủ để trang trải một số chi phí sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, vì khai thác quá mức nên tài nguyên đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường đất dần suy thoái, xói mòn đất gia tăng, nguồn nước bị suy giảm…

+ Các giải pháp đề ra là:

- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp khai thác gỗ và LSNG tại những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ, khu di tích cảnh quan. Xây dựng các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

- Đối với khai thác gỗ: Khuyến khích sử dụng các gỗ Mỡ, Keo, Bạch đàn từ rừng trồng, dùng các vật liệu thay thế gỗ: Dùng các đồ vật, vật dụng bằng nhựa (cửa, bàn, ghế…)

- Đối với khai thác củi: Tận dụng các cành cây bị gãy, rụng, các cây bị chết, sâu bệnh. Đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng củi bằng việc dùng bếp đun củi cải tiến, sử dụng bếp ga, hướng tới sử dụng năng lượng mặt trời.

- Đối với Song mây: Khai thác bằng hình thức chặt trên các khu rừng vì vậy cấm khai thác đối với các sợi mây dài dưới 3m.

- Đối với các loại rau rừng và cây thuốc: Cần có nghiên cứu khoa học về đặc điểm sinh thái, sinh vật học của từng loài cụ thể rồi tiến hành gây trồng thử nghiệm, từ đó hướng dẫn kĩ thuật cho nhân dân trồng tại vườn đồi quanh nhà để tiện chăm sóc nâng cao năng suất, góp phần bảo tồn tài nguyên.

- Đối với các loại tre, nứa, vầu: Khi khai thác không được chặt trắng, mỗi bụi để lại từ 10 – 12 cây để rừng có thể phục hồi trở lại.

- Đối với cây Cọ: Không được chặt trắng, sau khi lấy lá ở mỗi cây phải dừng lại ít nhất 3 tháng sau mới được khai thác tiếp để cây có thể ra lá và phát triển bình thường.

* Đối với hoạt động săn bắt động vật rừng

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Từ xa xưa, động vật rừng, đặc biệt các loại thú rừng là những đối tượng chính mà người dân thường săn bắt. Đa số các động vật săn bắt được chỉ đơn thuần là cung cấp thực phẩm cho gia đình và trao đổi quanh bản làng. Sản phẩm này cũng có thể được đem bán cho các nhà hàng hoặc tư thương, tuy nhiên với giá rất rẻ. Hoạt động này đã gây những tác động xấu đến tài nguyên động vật, suy giảm tính đa dạng loài.

+ Các giải pháp đề ra là:

- Cần xử phạt hành chính đối với những trường hợp săn bắt động vật rừng. - Cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ chức buôn bán động vật hoang dã trái phép.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi các động vật hoang dã: Hươu, Nhím, Lợn rừng, Dúi, Trăn, Rắn… nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm áp lực đến tài nguyên động vật rừng. Để thành công cần: Khuyến khích, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân; Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình đã mang lại hiệu quả cao; Khi áp dụng tại địa phương, ban đầu nên triển khai thí điểm rồi mới nhân rộng tới nhân dân; Quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 116)