Hoạt động săn bắt động vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.3.1.6. Hoạt động săn bắt động vật rừng

Từ xa xưa, động vật rừng đã là nguồn cung cấp lượng protein lớn mà con người quan tâm, khai thác mạnh mẽ. Hiện nay, con người đã không phải lệ thuộc vào nguồn tài nguyên này nữa. Tuy nhiên, vì nhu cầu muốn được thưởng thức các đặc sản thú rừng, thỏa mãn nhu cầu giải trí (thú chơi chim cảnh) và nạn buôn bán các động vật hoang dã trái phép nên hoạt động săn bắt vẫn tiếp diễn. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây suy giảm đến các loài động vật rừng ở KVNC (mục 4.4.1.1).

Ở vào thời điểm cách đây khoảng 20 năm về trước, săn bắt thú rừng với mục đích chỉ là để cung cấp protein cho gia đình và trao đổi xung quanh cộng đồng xóm làng. Theo phỏng vấn những người đi săn từ những năm 1980 cho biết, có hai hình thức săn bắt là: Dùng súng săn và dùng cạm bẫy để bắt thú rừng. Các loài động vật thường bắt được như: Lợn rừng, Sơn dương, Cầy hương, Hoẵng, Khỉ… Theo bảng 4.21 thì năm 1980, số lần đi săn/người/năm là cao nhất (156 lần), số lần bắt được thú rừng là 139, chiếm tỷ lệ là 89,1% trên tổng số lần đi săn. Đây là những con số cao, thể hiện sự khai thác mạnh mẽ của con người đối với nguồn tài nguyên này. Từ năm 1980 đến nay, các số liệu đó đã giảm dần, nguyên nhân là do số lượng thú rừng giảm nhiều, quản lý việc săn bắt động vật hoang dã ngày càng chặt chẽ.

Bảng 4.21. Thống kê số hộ có hoạt động săn bắt thú rừng chia theo thời gian

Thời gian

Số lần đi săn bắt và số lần bắt đƣợc thú rừng trung bình/ngƣời/năm

Số lần đi săn bắt Số lần săn bắt được thú rừng Tỷ lệ %

Năm 1980 156 139 89,1

Năm 1990 109 78 71,6

Năm 2000 78 45 57,7

Năm 2010 57 16 28,1

Trên đây là những tác động chủ yếu của con người đến hệ sinh thái rừng, bên cạnh đó còn có một số tác động khác như: Lấy cây que dào vườn, cây làm phân xanh… Vì thế nên sự tác động tổng hợp của các yếu tố đó tạo thành một hệ quả nghiêm trọng lên hệ sinh thái rừng KVNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)