Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 119)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.5.2.2. Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái rừng

* Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Mô hình trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một giải pháp quan trọng để nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là phòng hộ, từng bước nâng cao đời sống người dân tiến tới làm giầu. Hiện nay, xét về hiệu quả kinh tế của các mô hình này tại KVNC mới chỉ đáp ứng ở mức độ xóa đói giảm nghèo, về hiệu quả môi trường thì chỉ ở mức phủ xanh đất trống đồi trọc. Một số tồn tại:

- Sau mỗi chu kỳ khai thác trắng, chủ rừng sẽ dọn sạch thực bì bằng cách phát hoặc đốt bỏ lớp TTV để trồng rừng theo chu kỳ mới (có nơi còn bỏ hoang). Như vậy, họ mới chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, chưa quan tâm đến vai trò phòng hộ lâu dài của rừng. Với cách làm này, sẽ khiến đất bị rửa trôi, bạc mầu, đồng thời vai trò phòng hộ của rừng thuần loài bao giờ cũng thấp hơn so với rừng hỗn giao, nhiều tầng tán.

- Mặc dù có tiến hành khoanh nuôi nhưng đa số chủ rừng chưa có tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, mức hỗ trợ còn thấp 200.000đ/ha/năm (từ năm 2010 trở về trước chỉ là 100.000đ/ha/năm).

- Nhiều nơi khoanh nuôi chưa đúng đối tượng. Ví dụ: Nơi đất dốc, đất còn tốt, yếu tố gieo giống tự nhiên còn phong phú, đáng lẽ ra phải thực hiện khoanh nuôi để TTV phục hồi, hạn chế được xói mòn, bảo vệ đa dạng sinh học, ít tốn kém kinh phí đầu tư. Thế nhưng người dân lại tiến hành dọn sạch thực bì để trồng rừng. Tại nhưng nơi đất bạc mầu, nguồn gieo giống cây gỗ không còn thì họ lại khoanh nuôi.

- Chủ rừng thường gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thủ tục vay vốn ngân hàng gặp khó khăn, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ khai thác rừng, lãi suất cao…

- Tương tự như chăn thả rông gia súc, người dân chưa thực sự coi trồng rừng là một “nghề”, một phần do chưa được hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật kinh doanh rừng, phần khác tuy đã được hướng dẫn đầy đủ quy trình nhưng không tuân thủ theo.

+ Các giải pháp đề ra là:

- Trước tiên Nhà nước và người dân phải thực sự hiểu và coi trồng rừng là một nghề “kinh doanh rừng”. Để thành công cần phải tổ chức tuyên truyền, tham quan học tập những mô hình kinh doanh rừng đã mang lại hiệu quả cao về môi trường và kinh tế.

- Xác định đúng đối tượng khoanh nuôi hoặc trồng rừng. Hướng dẫn đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng cho người dân, có thể tham khảo “Các giải pháp, quy trình phủ xanh đất trống, đồi trọc ở Thái Nguyên, Bắc Kạn” của tác giả Lê Đồng Tấn và cộng sự [85].

đối với năm thứ nhất, từ năm thứ 2 là 200.000đ/ha/năm. Khi thực hiện, không nên triển khai cùng một lúc trên diện rộng mà cần tiến hành theo từng khu vực nhỏ, sau khi rừng phục hồi và phát triển tốt, tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm rồi mới chuyển giao cho các chương trình hỗ trơ ̣ khác như chương trình cấp chứng chỉ rừng .

- Thời gian đầu, tại những nơi đất đã bị thoái hóa trồng cây mọc nhanh, có tác dụng cải tạo đất (Keo). Trồng cây nông nghiệp để tận thu tối đa trên một đơn vị diện tích và tạo thu nhập ổn định trong khi chưa được khai thác rừng, đồng thời hạn chế cỏ dại xâm chiếm, chống cháy rừng, có tác dụng phòng hộ. Đến khi được khai thác tiến hành chặt tỉa, chặt theo băng và trồng dặm cây bản địa sẽ có tác dụng phòng hộ lâu dài, hướng tới tạo rừng hỗn giao, cấp chứng chỉ rừng.

* Hoạt động tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan

+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường

Khu vực nghiên cứu nằm trong “Quần thể di tích li ̣ch sử qua n tro ̣ng bâ ̣c nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” . Năm 2012 đã được Nhà nước xếp hạng là “Di tích Quốc gia đặc biệt”. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư cho công tác tôn tạo các di tích, nơi mà trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp các cơ quan Trung ương đặt cơ sở để hoạt động cách mạng. Đây là việc làm không chỉ mang ý nghĩa phát triển kinh tế (du lịch sinh thái) mà còn phục hồi được cảnh quan rừng tại các điểm di tích. Đặc biệt, còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

+ Các giải pháp đề ra là:

- Quy hoạch, mở rộng kết nối với các tua du lịch sinh thái ATK Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc.

- Xây dựng các tuyến du lịch nghiên cứu khoa học.

- Phát triển các dịch vụ như: Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm cho khách du lịch và sản phẩm nông nghiệp đặc sản của khu vực (chè, gạo ...). Đây là cơ hội cho người dân tăng thu nhập ổn định và giúp họ có ý thức chủ động trong bảo vệ và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng.

- Có cơ chế khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển, khai thác triệt để tiềm năng du lịch dựa vào các sinh cảnh và di tích lịch sử cách

mạng của khu vực ATK.

- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật để bổ sung cho phòng trưng bày, tạo thêm sinh động, hấp dẫn du khách.

- Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho du khách.

- Cần chú ý áp lực của số lượng du khách đến môi trường sinh thái trong tương lai khi xây dựng những quy hoạch tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)