Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

2.4.2. Phương pháp điều tra

2.4.2.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi sử dụng theo phương pháp của Hoàng Chung (2008) [18] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [90].

- Tuyến điều tra: Căn cứ vào bản đồ khu vực, xác định các TĐT có hướng vuông góc với đường đồng mức chính, chiều rộng quan sát là 2m về mỗi phía đối với thảm cây bụi hay rừng và 1m về mỗi phía đối với thảm cỏ. Khoảng cách các tuyến dao động từ 50-100m tùy thuộc vào địa hình của từng quần xã. Dọc theo TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống, những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại. Ngoài ra còn bố trí các OTC và ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Tổng số tuyến điều tra là 8.

- Ô tiêu chuẩn: Diện tích các OTC là 400m2 (20m x 20m) đối với trạng thái rừng, 16m2

(4m x 4m) đối với trạng thái cây bụi và 1m2 đối với trạng thái cây cỏ. ODB được bố trí

ở các góc và dọc theo 2 đường chéo của OTC, sao cho tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC. Trong OTC và ODB tiến hành thu thập mẫu, cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra, ngoài ra còn tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1,3), số lượng cây gỗ theo loài, cây tái sinh và đánh giá phẩm chất cây tái sinh… Tổng số OTC đã thực hiện là 32.

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

+ Đối với thực vật

- Đo đường kính ngang ngực (Cách mặt đất 1,3m - D1,3, cm) bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn, m), đối với cây có chiều cao dưới 4m đo bằng sào có chia vạch, độ chính xác đến dm. Đối với cây cao trên 4m, đo bằng thước Blumeleiss theo nguyên tắc lượng giác. Hvn của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.

- Điều tra cây tái sinh: Trong OTC, lập 5 ODB có diện tích 25m2 phân bố đều trên OTC. Thống kê tên loài, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định , đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào, đánh giá chất lượng cây tái sinh:

 Nhóm cây có triển vọng: Là những cây có chiều cao trên 1,5m, có sức sống tốt, có khả năng cạnh tranh được với tầng cây bụi và thảm tươi, thân thẳng tán đều;

 Cây đang bị gia súc xâm hại: Là những cây bị gia súc ăn hoặc dẫm đạp, biểu hiện là những cây bị dập nát, gẫy cành, mất các ngọn non.

- Xác định độ tàn che bằng gương cầu.

+ Đối với mẫu đất: Các mẫu đất lấy theo phương pháp điểm, vào ngày nắng

tại các trạng thái thảm thực vật: Đất rừng thứ sinh, đất thảm cây bụi, đất đồi cỏ và đất dưới tán rừng trồng ở độ sâu 0-10cm để phân tích về vi sinh vật đất, ở độ sâu 0-15cm để phân tích các chỉ tiêu lý hóa của đất.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp điều tra trong cộng đồng dân cư: Mỗi xã điều tra tiến hành làm việc với một nhóm 10 người dân đại diện cho các hộ có hoạt động sản xuất lâm

nghiệp. Tiến hành thảo luận, phân tích thuận lợi khó khăn, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển rừng…

- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham gia của các cán bộ lâm nghiệp, các nhà Khoa học, nhà quản lý địa phương, nhằm đánh giá kết quả điều tra và góp ý hoàn thiện các giải pháp đề xuất.

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

+ Đối với thực vật

- Xác định tên khoa học các loài thực vật theo tài liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1993) [39], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005) [100].

- Xác định dạng sống, giá trị sử dụng của các loài thực vật dựa theo tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” [7] và “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” [56].

- Xác định những loài thực vật quý hiếm dựa vào các tài liệu Sách Đỏ Việt Nam 2007 - Phần Thực vật [6]; Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [13]; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ [86].

- Phân loại thảm thực vật: Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại các thảm thực vật [127].

- Xác định tổ thành tầng cây cao theo công thức:

%IVi =

%Ni + %Gi 2

Trong đó: %IVi là tỷ lệ tổ thành của loài i %Ni là % theo tổng số cây của loài i

%Gi là % theo tổng tiết diện ngang của loài i

- Xác định độ tàn che (ĐTC): Dùng gương cầu tiến hành đo ở 5 vị trí khác nhau trong OTC, sau đó cộng vào và chia trung bình ta biết được độ tàn che của rừng theo công thức tính độ tàn che:

ĐTC = N x 1,4 100

Trong đó: N là số ô vuông được che lấp trong gương cầu.

- Xác định sinh khối thảm mục: Áp dụng các phương pháp của Kurniatun và cộng sự (2001) [118], khối lượng thảm mục trên mặt đất được xác định bằng cách

cân trọng lượng thảm mục có trong các ô vuông diện tích 1m , tại mỗi trạng thái TTV lặp lại 12 ô.

+ Đối với mẫu đất:

- Xác định số lượng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường định hướng chọn lọc [32];

- Hoạt tính phân giải xenlulo theo phương pháp khuyếch tán trên thạch và đo vòng phân giải trên đĩa thạch [32];

- Xác định tính đa dạng của vi sinh vật bằng phương pháp hình thái, sinh lý sinh hoá [32].

- Xác định thành phần vi khuẩn theo khoá phân loại của Bergey năm 1974 [112], phân loại nấm men của Yarrow năm 1998 [131], phân loại nấm mốc của Bernett và Hunter năm 1995 [110], phân loại nấm men sinh màng nhày Lipomyces của Babieva năm 1987 [1].

- Xác định độ pH KCl theo phương pháp đo bằng máy pHmeter. - Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin.

- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl.

- Xác định lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ. - Xác định hàm lượng Kali tổng số (K2O%) theo phương pháp quang phổ phát xạ.

- Xác định tỷ trọng bằng phương pháp Picnomet.

- Xác định dung trọng bằng phương pháp ống dung trọng. - Xác định độ xốp theo công thức: P(%) = (1 - D/d) x 100 Trong đó: P - Ðộ xốp của đất (%);

D - Dung trọng đất; d - Tỷ trọng đất.

- Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy khô tuyệt đối trong tủ sấy.

- Xác định độ dày lớp đất mặt bị xói mòn bằng cách đóng cọc; Xác định lượng đất bị xói mòn (tấn/ha/năm) theo phương trình của Wischmeier W.H – Smith D.D:

A = R*K*L*S*C*P, trong đó:

 R là hệ số mưa, sử dụng phương pháp tính toán của Nguyễn Trọng Hà bằng công thức: R = 0,548257P – 59,9 (P là lượng mưa trung bình hàng năm) [33].

 K là hệ số xói mòn đất, sử dụng bảng tra hệ số K theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hà, tương ứng với mỗi loại đất [33].

 L là hệ số chiều dài sườn dốc, với L = (X/22,13)m, (X là chiều dài sườn dốc (m); m là hệ số mũ dao động từ 0,2-0,5, m = 0,2 nếu độ dốc ≤ 1%, m = 0,3 nếu độ dốc từ 1% - 3%, m = 0,4 nếu độ dốc từ 3% - 5%, m = 0,5 nếu độ dốc ≥ 5%)

 S là hệ số độ dốc, với S = 65,4 Sin2(x) + 45,6 Sin(x) + 0,065 (x là độ dốc (tính bằng độ))

 C là hệ số lớp phủ, sử dụng bảng tra hệ số C theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải, tương ứng với mỗi thảm thực vật [55].

 P là hệ số các công trình bảo vệ đất, P = 1 vì không có biện pháp, công trình chống xói mòn.

CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ – XÃ HỘI

Căn cứ vào các tài liệu [3], [29], [104] và kết hợp điều tra thực tế có thể tóm tắt điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở vùng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên như sau:

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Định Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có Toạ độ địa lý từ 21045' đến 22030' vĩ độ Bắc và từ 105029' đến 105043' kinh độ Đông. Huyện có đường ranh giới các phía giáp:

Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

Phía Đông: Giáp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;

Phía Tây: Giáp huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Địa hình

lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất, đã hình thành nên 4 tiểu vùng sinh thái:

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía Bắc và phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành. Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500 - 800 m, độ dốc lớn trên 250. Khu vực này tập trung nhiều rừng phòng hộ, với các kiểu thảm như: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp với cây lá rộng và rừng phục hồi sau nương rẫy. Cao nhất là đỉnh núi Bóng 851m (giáp với huyện Đại Từ).

- Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam, độ cao phổ biến từ 300 - 700 m, thuộc địa phận các xã Linh Thông , Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Phượng, thị trấn chợ Chu. Các trạng thái TTV ở vùng này chủ yếu là rừng thưa. Hướng sử dụng rừng là bảo vệ nghiêm ngặt, khoanh nuôi tái sinh, kết hợp tác động các biện pháp lâm sinh khác để khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và cảnh quan tự nhiên.

- Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía Đông giáp huyện Phú Lương, độ cao trung bình từ 200 - 300 m, độ dốc khá lớn 20 – 250, thuộc địa bàn các xã Lam Vĩ , Tân Thịnh, Tân Dương. Loại tiểu vùng này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu.

- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Kiểu địa hình là đồi bát úp, có độ cao dưới 200m, xen kẽ với các thung lũng , phân bố hầu hết ở các xã. Vùng này thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả, công nghiệp và trồng rừng nguyên liệu.

3.1.3. Khí hậu

Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,60C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,60C. Biên

độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6 C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8- 100C. Số giờ nắng trung bình năm 1560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ, năm thấp nhất 1470 giờ.

* Chế độ ẩm

- Lượng mưa trung bình năm là 1750mm/năm, năm cao nhất lên tới 2450mm/năm, năm thấp nhất 1250 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều: Từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300mm/năm; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%.

- Lượng nước bốc hơi bình quân là 885mm/năm, chiếm 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cây trồng vụ Đông Xuân.

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Mùa khô mặc dù ít mưa, nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí cao. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng.

3.1.4. Thủy văn

- Hệ thống dòng chảy sông suối: Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và địa hình đồi núi đất, núi đá xen kẽ, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với nguồn nước phong phú, dồi dào. Lãnh thổ huyện Định Hoá là nơi bắt nguồn của các nhánh suối và hình thành 3 hệ thống sông chính đó là: Hệ thống sông Chợ Chu, hệ thống sông Công, hệ thống sông Đu.

- Hệ thống hồ và đập nước: Huyện Định Hoá có trên 100 ha hồ lớn, nhỏ, đặc biệt là hồ Bảo Linh có diện tích mặt nước khoảng 80ha và có khoảng 200 đập dâng tưới cho khoảng trên 3500ha đất ruộng và hoa mầu.

- Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s. Lưu lượng nước chênh lệch giữa các mùa khá lớn, đó là do hiện nay diện tích rừng bị suy giảm mạnh, kéo theo những tác động như hạn hán, lũ lụt thường xuyên

xảy ra, đe dọa tới cuộc sống của người dân trong vùng.

3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

* Địa chất: Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi cambri, chủ yếu gồm các hệ lục nguyên, lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc đỏ có nhiều vảy Mica có ít lớp mỏng bột kết chứa vôi. Phân bố rộng rãi nhất là các đồi được cấu tạo bằng các loại đá thuộc điệp sông Hiến, chủ yếu là cát kết , đá khoáng và bột kết phân lớp mỏng xen kẽ với đá phiến sét, tuổi Palêôzôn. Tại phía Bắc của huyện còn có khối đá vôi màu xám tối, chứa Bitum có xen những kẹp đá phiến, có tuổi Đêvôn trung.

* Thổ nhưỡng: Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:

+ Nhóm đất: Nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).

+ Loại đất: Bao gồm 11 loại đất

- Đất phù sa không được bồi: Phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp và cây hoa màu ngắn ngày.

- Đất phù sa ngòi suối: Phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và hoa màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối lớn, có phản ứng chua. Hiện nay, phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

- Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ: Là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (Trám, Quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)