5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Định Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có Toạ độ địa lý từ 21045' đến 22030' vĩ độ Bắc và từ 105029' đến 105043' kinh độ Đông. Huyện có đường ranh giới các phía giáp:
Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
Phía Đông: Giáp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
Phía Tây: Giáp huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Địa hình
lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất, đã hình thành nên 4 tiểu vùng sinh thái:
- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía Bắc và phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành. Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500 - 800 m, độ dốc lớn trên 250. Khu vực này tập trung nhiều rừng phòng hộ, với các kiểu thảm như: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp với cây lá rộng và rừng phục hồi sau nương rẫy. Cao nhất là đỉnh núi Bóng 851m (giáp với huyện Đại Từ).
- Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam, độ cao phổ biến từ 300 - 700 m, thuộc địa phận các xã Linh Thông , Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Phượng, thị trấn chợ Chu. Các trạng thái TTV ở vùng này chủ yếu là rừng thưa. Hướng sử dụng rừng là bảo vệ nghiêm ngặt, khoanh nuôi tái sinh, kết hợp tác động các biện pháp lâm sinh khác để khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và cảnh quan tự nhiên.
- Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía Đông giáp huyện Phú Lương, độ cao trung bình từ 200 - 300 m, độ dốc khá lớn 20 – 250, thuộc địa bàn các xã Lam Vĩ , Tân Thịnh, Tân Dương. Loại tiểu vùng này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu.
- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Kiểu địa hình là đồi bát úp, có độ cao dưới 200m, xen kẽ với các thung lũng , phân bố hầu hết ở các xã. Vùng này thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả, công nghiệp và trồng rừng nguyên liệu.
3.1.3. Khí hậu
Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,60C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,60C. Biên
độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6 C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8- 100C. Số giờ nắng trung bình năm 1560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ, năm thấp nhất 1470 giờ.
* Chế độ ẩm
- Lượng mưa trung bình năm là 1750mm/năm, năm cao nhất lên tới 2450mm/năm, năm thấp nhất 1250 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều: Từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300mm/năm; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%.
- Lượng nước bốc hơi bình quân là 885mm/năm, chiếm 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cây trồng vụ Đông Xuân.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Mùa khô mặc dù ít mưa, nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí cao. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng.
3.1.4. Thủy văn
- Hệ thống dòng chảy sông suối: Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và địa hình đồi núi đất, núi đá xen kẽ, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với nguồn nước phong phú, dồi dào. Lãnh thổ huyện Định Hoá là nơi bắt nguồn của các nhánh suối và hình thành 3 hệ thống sông chính đó là: Hệ thống sông Chợ Chu, hệ thống sông Công, hệ thống sông Đu.
- Hệ thống hồ và đập nước: Huyện Định Hoá có trên 100 ha hồ lớn, nhỏ, đặc biệt là hồ Bảo Linh có diện tích mặt nước khoảng 80ha và có khoảng 200 đập dâng tưới cho khoảng trên 3500ha đất ruộng và hoa mầu.
- Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s. Lưu lượng nước chênh lệch giữa các mùa khá lớn, đó là do hiện nay diện tích rừng bị suy giảm mạnh, kéo theo những tác động như hạn hán, lũ lụt thường xuyên
xảy ra, đe dọa tới cuộc sống của người dân trong vùng.
3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
* Địa chất: Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi cambri, chủ yếu gồm các hệ lục nguyên, lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc đỏ có nhiều vảy Mica có ít lớp mỏng bột kết chứa vôi. Phân bố rộng rãi nhất là các đồi được cấu tạo bằng các loại đá thuộc điệp sông Hiến, chủ yếu là cát kết , đá khoáng và bột kết phân lớp mỏng xen kẽ với đá phiến sét, tuổi Palêôzôn. Tại phía Bắc của huyện còn có khối đá vôi màu xám tối, chứa Bitum có xen những kẹp đá phiến, có tuổi Đêvôn trung.
* Thổ nhưỡng: Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:
+ Nhóm đất: Nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).
+ Loại đất: Bao gồm 11 loại đất
- Đất phù sa không được bồi: Phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp và cây hoa màu ngắn ngày.
- Đất phù sa ngòi suối: Phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và hoa màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối lớn, có phản ứng chua. Hiện nay, phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.
- Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ: Là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (Trám, Quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.
nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: Kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hầu hết các xã.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: Có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như: Keo, Tre Luồng, Trám... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: Có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây lâm nghiệp và công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ, loại đất này phân bố rải rác ở các xã.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: Có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.