5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án
4.3.1.3. Hoạt động chăn thả rông đại gia súc
Định Hoá có khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Bắc, điều kiện này phù hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá bền vững. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa có những chính sách cụ thể, khoanh vùng chăn thả, khuyến khích người dân chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi đại gia súc ở huyện Định Hoá vẫn còn chưa phát triển, mật độ chăn thả cao và phương thức chăn thả rông đã gây ảnh hưởng đến TTV rừng. Chúng tôi đã điều tra về các phương thức chăn thả gia súc (Trâu, Bò, Dê) từ 100 hộ gia đình, kết quả thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Thống kê loại gia súc theo các phƣơng thức chăn thả
Loại gia súc
Phƣơng thức chăn thả
Tổng
Thả rông
hoàn toàn hoàn toàn Chăn dắt Chăn dắt kết hợp thả rông
SLH SLGS SLH SLGS SLH SLGS SLH SLGS Trâu 3 19 10 18 42 57 55 94
Bò 15 395 8 14 36 41 59 450 Dê 9 278 2 13 7 128 18 419
Tổng - 692 - 45 - 226 - 963
* Thả rông hoàn toàn: Là hình thức chăn thả gia súc được tiến hành tại các
thảm thực vật rừng tự nhiên. Trong đó, gia súc được thả quanh năm trong rừng, người dân làm lán trại cho gia súc ở tại rừng, thỉnh thoảng lên kiểm tra. Số hộ gia đình chăn thả theo phương thức này tuy ít nhưng tỷ lệ gia súc tương đối cao, chiếm 71,9%. Hình thức này lợi dụng được thảm thực vật tự nhiên làm thức ăn cho gia súc và ít mất công chăn thả, tuy nhiên lại không có sự chăm sóc của con người như: Vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc gia súc chửa đẻ… vì vậy hiệu quả chăn nuôi không cao.
* Chăn dắt hoàn toàn: Là hình thức mà con người phải đi theo gia súc khi
chăn thả vào ban ngày và đến chiều tối thì lùa về chuồng tại nhà. Nơi chăn thả là các hệ sinh thái đồng ruộng, các vùng đất soi bãi quanh xóm làng, những lúc không đi chăn thả được thì cho ăn rơm khô, cỏ tươi tại chuồng. Số hộ thực hiện theo cách thức này ít và tỷ lệ gia súc cũng ít, chỉ chiếm 4,7%, bởi vì hình thức này cần phải có nhân lực, tốn kém nhiều công sức.
* Chăn dắt kết hợp thả rông: Là hình thức chăn thả gia súc chủ yếu vẫn tại
các TTV rừng tự nhiên hoặc rừng trồng với khoảng 10 tháng/năm, 2 tháng còn lại trong năm được chăn dắt tại đồng ruộng sau khi đã thu hoạch hoa mầu. Số hộ thực hiện theo cách này lớn nhất nhưng tỷ lệ gia súc chỉ chiếm 23,5%. Hình thức này lợi dụng được thảm TTV tự nhiên, có sự theo dõi, chăm sóc của con người, buổi tối gia súc được lùa về chuồng tại nhà nên hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Như vậy, hiện nay gia súc chủ yếu được thả rông trong rừng, thời gian để chúng được chăn thả ở bãi cỏ quanh ruộng vườn là rất ít, nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến TTV rừng. Bên cạnh đó, mật độ chăn thả gia súc cũng gây ảnh hưởng lớn các TTV rừng. Chúng tôi đã xác định mật độ chăn thả gia súc ở KVNC tương đối cao (bảng 4.15).
Theo nhà Sinh thái học Hoàng Chung, để tạo được sinh khối khoảng 20 tấn/ha/năm cỏ tươi (đồng cỏ vùng núi) thì chỉ số diện tích bề mặt lá 2,5-3m2. Như vậy, giới hạn chăn thả là đồng cỏ có diện tích quang hợp phải trên 2,5m2 trên 1m2 đất, với điều kiện này có thể chăn thả mật độ 1bò/ha và để sử dụng đồng cỏ bền vững, chỉ nên chăn thả tận dụng khoảng 7 tháng/năm [17]. Tuy nhiên, đa số các xã đều có mật độ chăn thả lớn hơn 1con/ha. Như vậy, với mật độ chăn thả cao, khoảng
thời gian chăn thả rông thường xuyên trong năm, kết hợp phỏng vấn người dân, có thể kết luận thảm thực vật KVNC bị gia súc sử dụng quá mức.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi còn nhận thấy, khi nguồn thức ăn bị thiếu, gia súc sẽ phải ăn cả lá già, những cành cây non và thậm chí ăn cả những cây không thuộc nhóm mà chúng ưa thích. Các khu vực gia súc thường xuyên đi lại thì đất bị dí chặt làm cho tầng đất mặt không được tơi xốp, thoáng khí, đồng thời gia súc dẫm đạp làm gẫy, chết các cây tái sinh là những nguyên nhân gây cản trở đến quá trình tái sinh rừng. Bên cạnh đó, vào mùa đông giá rét, người dân thường đốt lửa sưởi ấm cho gia súc nên rất dễ xảy ra cháy rừng, điển hình là các vụ cháy rừng ở Bản Bắc xã Điềm Mặc, Tỉn Keo xã Phú Đình, Thẩm Rộc xã Bình Yên...
Bảng 4.15. Mật độ chăn thả đại gia súc trong các diện tích đất lâm nghiệp Xã/Thị trấn Mật độ chăn thả gia súc (con/ha) Tổng
Trâu Bò Dê Chợ Chu 0,81 0,43 1,35 2,59 Linh Thông 0,16 0,30 0,06 0,52 Lam Vĩ 0,30 0,22 0,08 0,6 Quy Kì 0,16 0,07 0,02 0,25 Tân Thịnh 0,23 0,08 0,04 0,35 Kim Phượng 0,48 0,17 0,61 1,26 Kim Sơn 0,85 0,22 0,14 1,21 Bảo Linh 0,40 0,14 0,03 0,57 Phúc Chu 0,88 0,11 0,01 1 Tân Dương 0,59 0,06 0,25 0,9 Phượng Tiến 0,70 0,07 0,26 1,03 Bảo Cường 1,46 0,24 0,52 2,22 Đồng Thịnh 1,63 0,03 0,20 1,86 Định Biên 1,40 0,04 0,99 2,43 Trung Hội 0,61 0,09 0,19 0,89 Thanh Định 1,50 0,19 0,14 1,83 Trung Lương 0,61 0,14 0,57 1,32 Bình Yên 1,72 0,75 0,32 2,79 Điềm Mặc 0,86 0,72 0,21 1,79 Phú Tiến 0,37 0,03 0,23 0,63 Bộc Nhiêu 0,66 0,05 0,07 0,78 Sơn Phú 0,84 0,26 0,17 1,27 Phú Đình 0,73 0,15 0,29 1,17 Bình Thành 1,28 0,15 0,32 1,75