Hoạt động khai thác gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 83)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.3.1.4. Hoạt động khai thác gỗ

Hoạt động khai thác cây gỗ đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Khi điều tra cho thấy, vào khoảng những năm 1990 trở về trước, các loài cây gỗ lớn và quý vẫn còn nhiều. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp (1947-1954), rừng Định Hóa còn được coi là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, rừng có nhiều tầng tán, nhiều cây gỗ lớn và quý, đường kính cây có thể từ 1m đến 2m. Tuy nhiên, hiện nay các cây gỗ có đường kính thân cây 0,7 m trở lên và các cây gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến… còn rất ít, chúng chỉ xuất hiện ở các khu di tích (Đồi Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo) và rải rác trong các khu rừng tự nhiên

Sở dĩ có hiện tượng nêu trên là do người dân khai thác gỗ để làm nhà, chuồng trại cho gia cầm, gia súc, đặc biệt là nạn đốt rừng làm nương rẫy, nạn chặt phá rừng trái phép xảy ra thường xuyên của lâm tặc. Từ những năm 1990 trở về trước, khai thác cây gỗ chủ yếu để làm nhà sàn và cần khoảng 40m3

gỗ tròn để làm một nhà hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác để sử dụng thì sự ảnh hưởng đến tài nguyên rừng sẽ không nhiều, mà nguyên nhân chính là sự lợi dụng khai thác gỗ làm nhà để hợp lý hóa việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép.

Bảng 4.16. Thống kê số ngƣời khai thác gỗ chia theo thời gian

Thời gian

Mục đích khai thác gỗ

Tổng

Để sử dụng Để bán

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

1990-1995 61 78,2 75 96,2 78 100,0 1995-2000 54 75,0 63 87,5 72 100,0 2000-2005 39 72,2 46 85,2 54 100,0 2005-nay 28 70,0 32 85,0 40 100,0

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình đã từng khai thác gỗ, kết quả tổng hợp ở bảng 4.16. Như vậy, khai thác gỗ được dùng vào 2 mục đích: Một là, khai thác gỗ để bán, các loại cây chính như Đinh, Lim, Sến, Giổi, De, Lát hoa… Hai là, khai thác gỗ sử dụng trong gia đình như: Làm nhà, chuồng trại cho gia súc, đồ dùng gia đình… Trong đó, số người tham gia lấy gỗ để dùng trong gia đình thấp hơn là lấy gỗ để bán. Hoạt động khai thác gỗ để bán diễn ra mạnh mẽ nhất vào thời kì 1990- 1995, chủ yếu là sự khai thác gỗ trái phép, trữ lượng gỗ giảm mạnh nhất. Thời gian này, một người khỏe mạnh có thể lấy được 10 m3/tháng. Sau năm 1995 trở lại đây, số

người khai thác gỗ đã giảm xuống, nguyên nhân là do trữ lượng gỗ đã giảm đi rất nhiều, những cây gỗ quý và kích thước lớn còn rất ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)