Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 74)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.2.2. Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước

Thảm thực vật có khả năng ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất, phân phối lại lượng nước này và điều tiết dòng chảy trên bề mặt. Lượng nước được tán cây giữ lại sẽ chảy từ từ xuống đất. Tại mặt đất, nước có thể được thấm vào đất, bay hơi hoặc chảy trên bề mặt. Tuy nhiên, những nơi có độ che phủ càng cao, tầng thảm mục và lớp thảm tươi càng dầy đã hạn chế được tốc độ dòng chảy và bốc hơi nước nên tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, bổ sung thêm cho mạch nước ngầm.

Ngoài ra, tán rừng còn làm giảm động năng của nước mưa đối với tầng đất mặt. Đồng thời với vai trò hạn chế dòng chảy trên mặt và hệ thống rễ các cây gỗ lớn đan xen nhau trong lòng đất đã làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn và xạt lở đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nơi có rừng lượng đất xói mòn hàng năm chỉ vào khoảng 1- 1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100 -150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3- 4 lần. Theo Đoàn Trường Sơn [73], khả năng giữ nước và thấm nước của đất rừng Đi ̣nh Hóa tă ng từ đất thảm cây bu ̣i đến đất rừng trồng và cao nhất là đất rừng tự nhiên.

Các sản phẩm rơi rụng của thực vật, chất thải của động vật và xác chết của chúng sau khi được phân hủy sẽ trả lại chất hữu cơ cho đất. Qua bảng 4.8 ta thấy độ dày lớp thảm mục giảm dần từ rừng tự nhiên cây gỗ lá rộng > rừng tre nứa > rừng trồng Mỡ 7 tuổi > thảm cây bụi và khối lượng thảm mục giảm từ rừng tự nhiên cây gỗ lá rộng > rừng trồng Mỡ 7 tuổi > rừng tre nứa > thảm cây bụi. Điều đó cho thấy, độ dày và khối lượng thảm mục phụ thuộc rất nhiều vào lớp phủ thảm thực vật. Độ phủ lớn tạo nên độ ẩm và nhiệt độ thuận lợi cho động vật đất và các vi sinh vật hoạt động, hệ rễ cây len lỏi trong đất là các yếu tố làm cho đất tơi xốp thoáng khí và tạo độ phì cho đất.

Bảng 4.8. Độ dày và khối lƣợng thảm mục dƣới tán rừng Trạng thái TTV Tên xã

Độ dày và khối lƣợng thảm mục

Độ dày (cm) (tấn/ha/năm) Khối lượng Rừng tự nhiên cây gỗ lá rộng Điềm Mặc 4,25 11,45

Rừng tre nứa Phú Đình 7,80 5,29

Thảm cây bụi Sơn Phú 0,46 1,04

Rừng trồng Mỡ 7 năm tuổi Điềm Mặc 3,49 8,59

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)