5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án
4.5.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế
- Hỗ trợ tài chính để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm dần áp lực vào rừng.
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ như cho vay ưu đãi, cấp lương thực, cấp cây giống có phẩm chất tốt, phân bón... để trồng rừng sản xuất, sản xuất nông lâm kết hợp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng.
- Đầu tư phát triển cơ sở chế biến lâm sản (bột giấy, ván ghép, ván dăm, chế biến gỗ gia dụng…) để tiêu thụ sản phẩm cho các chủ rừng.
- Đầu tư cho việc điều tra đánh giá và lựa chọn kênh thị trường theo hướng có lợi cho sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài về tài chính, công nghệ nhằm đầu tư có hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng.
4.5.3.3. Nhóm giải pháp về xã hội
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tiến tới xóa nghèo tại KVNC.
- Bảo tồn và phát triển các tổ chức cộng đồng, Hương ước, các tri thức bản địa liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng, tạo phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng. - Thực hiện ký cam kết trong nhân dân với nội dung không đốt rừng làm nương rẫy; không đốt lửa sưởi trong rừng; không khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Chính sách dân số: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số, giảm áp lực của dân số lên tài nguyên rừng.
4.5.3.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ mô…) trong sản xuất cây giống chất lượng cao nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Đối với các loài thực vật quý hiếm: Tiến hành điều tra toàn diện để xác định chính xác trữ lượng, sự phân bố, sinh cảnh, của các loài thực vật quý hiếm, kỹ thuật gây trồng cũng như công dụng... làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình dài hạn về bảo tồn và phát triển các loài thực vật này. Khi xây dựng các phương án bảo tồn các loài quý hiếm nên định hướng theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự nhiên.
- Xây dựng mô hình trồng các loại cây rừng giống mới, cây bản địa, trồng rừng hỗn giao, nhiều tầng, trồng các loài cây đa tác dụng (Bời lời, Quế...), trồng cây dưới tán rừng và chuyển giao kỹ thuật cho các chủ rừng.
Điều chỉnh tán rừng, dây leo… ta ̣o không gian cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những cây ít giá trị, phẩm chất kém.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đến từng lô rừng.
- Các mô hình có thể áp dụng tại KVNC:
Bảng 4.38. Một số mô hình sản xuất có thể áp dụng tại KVNC Tên môn hình Ý nghĩa Công việc cần triển khai
1. Mô hình trồng măng Bát Độ
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
- Bảo vệ đất, chống xói mòn, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất.
- Phổ biến kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm. - Quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
2. Trồng Nấm từ các sản phẩm gỗ tạp tận dụng
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
- Có thể tận dụng tối đa sản phẩm từ gỗ.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất.
- Tập huấn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản và chế biến.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
3. Nuôi ong lấy mật
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
- Tận dụng được các điều kiện thuận lợi tự nhiên.
- Tăng khả năng thụ phấn cho cây rừng, thúc đẩy tái sinh tự nhiên.
- Xác định vùng nuôi ong. - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong. - Quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
4. Xây dựng vườn cây thuốc nam
- Giải quyết vấn đề thuốc tại chỗ cho cộng đồng.
- Gảm tác động đến tài nguyên rừng.
- Khảo sát xác định vị trí xây dựng vườn cây thuốc.
- Xây dựng kỹ thuật quản lý chăm sóc, sử dụng.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
4.5.3.5. Giải pháp sử dụng, khai thác các loại rừng
Căn cứ vào Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế quản lý rừng” [14]; Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020” [104], đề tài đưa ra một số giải pháp sử dụng các loại rừng như sau:
* Đối với rừng đặc dụng
- Đối với thảm cây bụi trên núi đá thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt cấm mọi hành vi chặt phá.
- Đối với rừng tự nhiên: Khai thác theo phương thức khai thác chọn, sau khai thác phải tiến hành trồng lại rừng. Ngoài ra, chủ rừng được tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, du tịch sinh thái trong rừng.
- Đối với rừng trồng: Chủ rừng được chọn thời điểm khai thác sao cho có lợi nhất. Phương thức khai thức là chặt theo băng, theo dải, không chặt theo đám rộng hoặc có thể chặt chọn theo cấp đường kính, với cường độ <20%. Sau khi chặt cần tiến hành trồng lại rừng ngay.
- Đối với đất trống cây gỗ rải rác (trạng thái Ic) áp dụng biện pháp trồng dặm. Loài cây trồng là cây gỗ bản địa, có khả năng cho sản phẩm phụ hoa, quả, nhựa như: Trám, Sấu, Dẻ, Quế…
- Đối với đất trống cây bụi và đất trống cỏ áp dụng phương thức trồng rừng hỗn giao giữa cây bản địa với cây gỗ mọc nhanh. Trồng theo phương thức thâm canh, các loài cây có thể trồng là Dẻ, Trám, Tai chua, Nhọc, Sấu, Sui, Bạch đàn, Keo...
* Đối với rừng phòng hộ
+ Đối với rừng tự nhiên:
- Được khai thác tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ được khai thác gỗ (trừ các loài gỗ quý hiếm) tiến hành chặt chọn đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6.
+ Đối vớ i rừng trồng:
- Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ nhưng phải đảm bảo cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/ ha, độ tàn che sau khi khai thác là 0,6.
- Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ được khai thác chọn với cường độ không quá 20%, độ tàn che rừng sau khai thác > 0,6.
- Có thể chặt trắng theo băng, theo đám có diện tích 1,0 ha đối với rừng phòng hộ xung yếu, dưới 0,5 ha đối với phòng hộ rất xung yếu (nếu nhà nước đầu tư), diện tích 2 ha đối với rừng phòng hộ xung yếu và dưới 1 ha đối với rừng phòng hộ rất
xung yếu (nếu tự đầu tư). Tổng diện tích khai thác không vượt quá 1/10 diện tích đã trồng thành rừng và phải đầu tư trồng lại rừng trong vòng 1 năm kể từ khi khai thác.
- Chủ rừng được tổ chức các hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học. Được trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ và được sử dụng 30% diện tích đất trống không có rừng để sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cây lâu năm, có tán lá rộng, xanh quanh năm.
* Đối với rừng sản xuất
- Được khai thác các loại lâm sản, trường hợp khai thác các loài cây quý hiếm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu gia dụng cần báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và quản lý.
- Chủ rừng là tổ chức được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất trồng rừng. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất rừng sản xuất để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.
- Chủ rừng được tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng hoặc nghiên cứu khoa học nhưng không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
+ Theo khung phân loại của UNESCO (1973), tại huyện Định Hóa có các kiểu thảm thực vật sau: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ.
+ Đã thu thập được 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 30 họ có từ 6 loài trở lên và 16 chi có từ 4 loài trở lên.
+ Phát hiện được 50 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, nghị định 32 của Chính phủ và danh lục đỏ cây thuốc.
+ Thống kê được 10 nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật. Trong đó, nhóm cây cho gỗ, cây dược liệu, cây ăn được, cây làm vật liệu xây dựng, cây làm đồ thủ công mỹ nghệ và cây thức ăn gia súc bị sử dụng, khai thác nhiều nhất.
+ Xác định được những tác động của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng bao gồm:
- Các tác động tiêu cực: Canh tác nương rẫy, phá rừng trồng chè, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng, trong đó canh tác nương rẫy là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
- Các tác động tích cực: Hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Đã xác định được những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng do tác động của con người:
- Ảnh hưởng tiêu cực: Suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, phá hủy cấu trúc hệ sinh thái rừng, suy giảm môi trường đất và nước.
- Ảnh hưởng tích cực: Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng. + Đưa ra các nhóm giải pháp phát triển bền vững bao gồm:
- Giải pháp đẩy lùi các hoạt động tiêu cực, thúc đẩy các hoạt động tích cực - Nhóm các giải pháp tổng hợp: Công tác tổ chức quản lý, giải pháp về kinh tế xã hội và khoa học công nghệ.
2. Kiến nghị
- Đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã. - Đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu quy hoạch sử dụng diện tích đất lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng, khoanh nuôi rừng, trồng cỏ một cách khoa học.
- Nghiên cứu khoa học quy hoạch vùng chăn thả gia súc cho phù hợp.
- Nghiên cứu xây dựng “Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng” để đưa những lợi ích kinh tế xứng đáng đến các chủ rừng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Đồng Tấn, Nguyễn Anh Hùng, Dương Thị Vân Anh (2010), “Một số kết quả nghiên cứu về hiện trạng thảm thực vật tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 70 (8), tr.115-120.
2. Nguyễn Anh Hùng, Đỗ Như Tiến, Phạm Thái Thái, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (2011), “Điều tra về thành phần loài và dạng sống của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr.1151-1156.
3. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Đỗ Như Tiến, Phạm Thái Thái (2011), “Thực trạng chăn nuôi đại gia súc ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, 149 (8), tr.18-22.
4. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai (2012), “Kết quả điều tra về giá trị chăn thả và nhóm sinh thái của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi, 160 (7), tr. 46-49.
5. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai, Tống Kim Thuần (2012), “Số lượng và hoạt tính sinh học của một số nhóm vi sinh vật đất trong các trạng thái thảm thực vật tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên”, Tạp chí Rừng và Môi trường, (48), tr.31-35.
6. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai (2012), “Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
Tạp chí Sinh học, 34(4), tr. 455-463.
7. Nguyễn Anh Hùng, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (2013), “Giá trị sử dụng và thực trạng khai thác tài nguyên thực vật ở vùng An Toàn Khu Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr.1049-1056.
8. Nguyễn Anh Hùng (2013), “Kết quả điều tra tính đa dạng của tài nguyên thực vật rừng tại vùng An Toàn Khu Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 107 (7), tr.121-126.
9. Nguyễn Anh Hùng (2013), “Các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng vùng An Toàn Khu Định Hóa, Thái Nguyên”, Tạp chí Rừng và Môi trường, (58), tr.20-25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt
1. Babieva, Gorin (1987), Nấm men đất, Nxb MGU ( tiếng Nga)
2. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An.
3. Ban Quản lý khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa (2009), Dự án khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2020.
4. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá vôi Cao Bằng bằng các loại cây gỗ quý bản địa”, Kỷ yếu Hội nghị môi trường các tỉnh phía Bắc tại Sơn La, Sở Khoa học công nghệ môi trường tỉnh Sơn La, tr. 97 – 99.
6.Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Các Mác (1994), Tư bản, Quyển 1, Nxb Tự thuật.
9. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
10. Lê Trần Chấn, Huỳnh Nhung (1994), Diễn thế thứ sinh thảm thực vật Việt Nam (Lấy ví dụ ở Lâm Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình), Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 275 -284.
11. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên (2009), Dự án hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng rừng tại các điểm di tích do các hộ gia đình quản lý được quy hoạch thành rừng đặc dụng ATK.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 về việc ban hành “Định hướng chiến lược