Những nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.3.1.7. Những nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác tài nguyên rừng

- Việc thành lập các Trạm kiểm lâm còn chưa hợp lý, các trạm tập trung nhiều ở khu vực phía Nam của huyện, trong khi đó khu vực phía Bắc có diện tích rừng lớn thì chỉ có 2 trạm, do đó khi phân công quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

- Địa bàn quản lý rộng, hiểm trở, lực lượng kiểm lâm mỏng nên đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa được tổ chức chặt chẽ từ thôn bản, do các thôn bản chưa xây dựng được quy ước quản lý bảo vệ rừng riêng, do vậy vẫn xảy ra hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

- Cán bộ lâm nghiệp chuyên trách ở xã chưa được qua đào tạo cơ bản. Do vậy việc tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp còn hạn chế.

- Việc ban hành văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên còn chưa kịp thời, do đó cấp huyện và xã không có căn cứ áp dụng trong việc cấp phép khai thác.

- Một số quy định của Nhà nước về khai thác, vận chuyển lâm sản còn chưa chặt chẽ, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát.

- Các văn bản pháp luật mới chỉ tập trung vào bảo vệ tài nguyên cây gỗ, nhóm tài nguyên lâm sản ngoài gỗ còn chưa được chú trọng.

- Chưa có kinh phí tập huấn nghiệp vụ ở cấp xã và các thôn bản.

- Nghiệp vụ, kỹ năng vận động nhân dân quản lý, bảo vệ rừng của kiểm lâm trên địa bàn còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục tuy đã được chú trọng song chưa sâu rộng, chế độ chính sách luôn có sự đổi mới, thông tin chuyển tải đến người dân chưa được kịp thời và phổ biến sâu rộng.

- Địa phương chưa chủ động được nguồn cây giống, phải nhập từ xa về nên khi cấp cây giống còn chậm, chất lượng còn chưa cao.

- Ban quản lý rừng ATK Định Hóa hiện nay được thành lập do sát nhập từ 3 đơn vị khác nhau: Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ và Ban quản lý khu rừng cảnh quan ATK nên số lượng cán bộ đông, song chủ yếu là viên chức, một số cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế.

- Do trình độ chuyên môn, quản lý điều hành của lãnh đạo Ban quản lý rừng ATK còn hạn chế, nội bộ lãnh đạo chưa thực sự đoàn kết.

- Công tác quy hoạch 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) chưa sát với thực tế của địa phương, dẫn đến việc quản lý, đầu tư các dự án còn gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của các chủ rừng còn hạn chế. - Sự phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng.

- Dân số đông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó người dân phải khai thác tài nguyên rừng để đáp ứng những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

- Do tập quán sinh con trai, chăn thả rông gia súc… đã có từ lâu đời.

- Trình độ dân trí thấp nên khó tiếp cận với các chương trình dự án về rừng. Nhận thức của người dân còn chưa cao về hậu quả khai thác rừng quá mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)