Đặc điểm hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

5. Đó ng góp mới của luâ ̣n án

4.1.2.2. Đặc điểm hệ thực vật

* Đa dạng ở mức độ ngành

Bước đầu đã ghi nhận được 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tuy nhiên qua bảng 4.4 cho thấy, thành phần thực vật trong các bậc taxon ở KVNC phân bố không đồng đều.

- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài (chiếm 93,1% tổng số loài của hệ), 372 chi (chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ (chiếm 84,9% tổng số họ của hệ). Trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có tới 462 loài (72,6%), 293 chi (73,1%), 85 họ (67,5%), trong khi đó lớp Hành (Liliopsida) kém phong phú hơn, chỉ có 130 loài (20,4%), 79 loài (19,7%), 22 loài (17,5%).

- Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 32 loài (5%) thuộc 22 chi (5,5%), 12 họ (9,5%).

- Ngành Thông (Pinophyta) có 7 loài (1,1%), 4 chi (1%), 4 họ (3,2%).

- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) với 3 loài (0,5%), 2 chi (0,5%), 2 họ (1,6%).

- Thấp nhất là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), chỉ có 2 loài (0,3%), 1 chi (0,2%), 1 họ (0,8%).

Bảng 4.4. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC

Stt Tên ngành Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1,6 2 0,5 3 0,5 2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,8 1 0,2 2 0,3 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 12 9,5 22 5,5 32 5,0 4 Thông (Pinophyta) 4 3,2 4 1,0 7 1,1 5 Ngọc Lan (Magnoliophyta) 107 84,9 372 92,8 592 93,1 Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) 85 67,5 293 73,1 462 72,6 Lớp Hành (Liliopsida) 22 17,5 79 19,7 130 20,4 Tổng cộng 126 100,0 401 100,0 636 100,0 * Đa dạng ở mức độ họ:

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy hệ thực vật cũng rất đa dạng ở bậc họ, đã thống kê được các họ thực vật có từ 6 loài trở lên (bảng 4.5).

Ở mức độ họ, có 30 họ có từ 6 loài trở lên chiếm 23,8% tổng số họ, với 234 chi chiếm 58,4% tổng số chi và 408 loài chiếm 64,2% tổng số loài. Trong đó, họ có nhiều loài nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 56 loài (8,8%); tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 46 loài (7,2%); họ Đậu (Fabaceae) có 36 loài (5,7%); họ Cúc (Asteraceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) mỗi họ có 23 loài (3,6%); họ Cà phê (Rubiaceae) có 20 loài (3,1%); các họ Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae) và họ De (Lauraceae) mỗi họ có 14 loài (2,2.%); họ Trôm (Sterculariaceae) và họ Tếch (Verbenaceae) mỗi họ có 12 loài (1,9%); họ Bông (Malvaceae) có 10 loài (1,6%); các họ như: Họ Du (Ulmaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae) và họ Đơn nem (Myrsinaceae) mỗi họ có 9 loài (1,4%); họ Dẻ

(Fagaceae) có 8 loài (1,3%); các họ như: Họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ráy (Araceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae) và họ Sim (Myrtaceae) mỗi họ có 7 loài (chiếm 1,1%); các họ: Họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Đuôi chồn (Adiantaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ Cam (Rutaceae) và họ Cậm cang (Smilacaceae) mỗi họ có 6 loài (0,9%).

Bảng 4.5. Thống kê các họ thực vật có từ 6 loài trở lên

Tên họ Số loài Tỷ lệ % Tên họ Số loài Tỷ lệ %

Hòa thảo - Poaceae 56 8,8 Đơn nem - Myrsinaceae 9 1,4 Thầu dầu - Euphorbiaceae 46 7,2 Dẻ - Fagaceae 8 1,3 Đậu - Fabaceae 36 5,7 Bồ hòn - Sapindaceae 7 1,1 Cúc - Asteraceae 23 3,6 Xoan - Meliaceae 7 1,1 Dâu tằm - Moraceae 23 3,6 Ráy - Araceae 7 1,1 Cà phê - Rubiaceae 20 3,1 Trúc đào - Apocynaceae 7 1,1 Lan - Orchidaceae 14 2,2 Tiết dê - Menispermaceae 7 1,1 Ngũ gia bì - Araliaceae 14 2,2 Sim - Myrtaceae 7 1,1 De - Lauraceae 14 2,2 Ô rô - Acanthaceae 6 0,9 Trôm - Sterculariaceae 12 1,9 Gai - Urticaceae 6 0,9 Tếch - Verbenaceae 12 1,9 Đuôi chồn - Adiantaceae 6 0,9 Bông - Malvaceae 10 1,6 Hoa hồng - Rosaceae 6 0,9 Du - Ulmaceae 9 1,4 Măng cụt - Clusiaceae 6 0,9 Cau dừa - Arecaceae 9 1,4 Cam - Rutaceae 6 0,9 Rau dền - Amaranthaceae 9 1,4 Cậm cang - Smilacaceae 6 0,9

* Đa dạng ở mức độ chi

Qua bảng 4.6 ta thấy, có 16 chi thực vật có từ 4 loài trở lên. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là chi Ficus gồm 15 loài (chiếm 2.4% tổng số loài); chi Clerodendron

có 7 loài (chiếm 1.1%); các chi như: Chi Litsea, Bambusa, Garcinia, Croton

Smilax mỗi chi có 5 loài (chiếm 0.8%); các chi còn lại, mỗi chi có 4 loài (chiếm 0.6%) gồm: Chi Mallotus, Phyllanthus, Ormosia, Antidesma, Schefflera, Machilus, Streblus, Clausena Dicranopteris.

Tóm lại: Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, so với hệ thực vật của tỉnh Thái Nguyên mà tác giả Lê Ngọc Công (2010) đã nghiên cứu và xác định có 733 loài, thuộc 465 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch thì hệ thực vật của KVNC có thành phần loài tương đối phong phú. Cụ thể, hệ thực vật huyện Định Hóa chỉ kém 97 loài (636/733), 64 chi (401/465), 19 họ (126/145) [27]

Bảng 4.6. Thống kê các chi thực vật có từ 4 loài trở lên

Stt Tên chi Họ Số loài Tỷ lệ %

1 Ficus Moraceae 15 2,4 2 Clerodendron Verbenaceae 7 1,1 3 Litsea Lauraceae 5 0,8 4 Bambusa Poaceae 5 0,8 5 Garcinia Clusiaceae 5 0,8 6 Croton Euphorbiaceae 5 0,8 7 Smilax Smilacaceae 5 0,8 8 Mallotus Euphorbiaceae 4 0,6 9 Phyllanthus Euphorbiaceae 4 0,6 10 Ormosia Fabaceae 4 0,6 11 Antidesma Euphorbiaceae 4 0,6 12 Schefflera Araliaceae 4 0,6 13 Machilus Lauraceae 4 0,6 14 Streblus Moraceae 4 0,6 15 Clausena Rutaceae 4 0,6 16 Dicranopteris Gleicheniaceae 4 0,6 Tổng 83 13.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện định hoá, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)