Thực trạng về trang bị thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 60)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng về trang bị thiết bị dạy học

Có thể nói Ban giám hiệu các trường THPT huyện Đắk R’Lấp đã nhận thức và xác định rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của TBDH đối với chất lượng dạy học và đã đề ra những nội quy, quy định của nhà trường về TBDH trong kế hoạch từng học kỳ, từng năm học và được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động đến công tác trang bị TBDH nên phần nhiều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng TBDH.

TBDH ở các trường THPT huyện Đắk R’Lấp chủ yếu được Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông cấp theo chỉ tiêu, kế hoạch như: tranh ảnh, sách giáo khoa, mẫu vật, mô hình, máy vi tính, ti vi, máy overhead, bảng tương tác, THDH ngoại ngữ... - Về số lượng: Bảng 2.4. Số lượng TBDH và các phòng chức năng STT Nội dung Trường THPT Phạm Văn Đồng Nguyễn Tất Thành Trường Chinh Nguyễn Đình Chiểu 1 Máy vi tính (bộ) 63 40 50 35

2 Máy phô tô 2 2 2 2

3 Máy casset 15 8 8 6

47 STT Nội dung Trường THPT Phạm Văn Đồng Nguyễn Tất Thành Trường Chinh Nguyễn Đình Chiểu 6 Phòng học bộ môn 8 6 6 6 7 Phòng học ngoại ngữ 1 0 0 0 8 Bảng chống lóa 31 22 21 17 9 Phòng thí nghiệm 3 3 3 3 10 Thư viện 1 1 1 1 11 Các loại máy hỗ trợ trình chiếu khác 3 2 2 2

Qua khảo sát ở trên cho thấy các trường THPT huyện Đắk R’Lấp thì TBDH ở các trường được trang bị tương đối đầy đủ đầy đủ, các thiết bị hiện đại được bổ sung, đảm bảo TBDH tối thiểu. Các trường đã trang bị tương đối đầy đủ máy vi tính cho việc soạn giảng. Các trường đều có thư viện với nhiều đầu sách phục vụ cho công tác giảng dạy theo chương trình. Một số trường đã có phòng đựng TBDH, phòng tin học cho HS; đặc biệt có trường THPT Phạm Văn Đồng đã trang bị một bảng tương tác hiện đại phục vụ tốt cho việc học ngoại ngữ của HS. Tuy nhiên so với yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới hiện nay thì TBDH vẫn còn thiếu; chẳng hạn số lượng Tivi phục vụ cho công tác dạy học ở một số trường chưa được trang bị; số bảng thông minh rất ít; số lượng các phòng chứa TBDH còn hạn chế.

Qua kết quả khảo sát về số lượng TBDH và các phòng chức năng trên, tác giả tiếp tục điều tra 12 CBQL và 136 GV, NV đánh giá mức độ trang bị qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT Mức độ

Khách thể

Đủ Thiếu Quá thiếu

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) CBQL 8 66.6 4 33.3 0 0 GV, NV 73 53.6 63 47.3 0 0

48

Qua số liệu trên cho thấy có 66,6% CBQL và 53,6% GV cho rằng TBDH hiện nay tương đối đáp ứng tối thiểu cho phục vụ dạy và học. Tuy nhiên có đến 47,3% GV, NV vẫn còn thiếu với số lượng TBDH hiện có. Như vậy số lượng TBDH hiện nay ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp vẫn chưa đáp ứng đầy đủ về số lượng để đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục hiện nay, đòi hỏi TBDH không chỉ đủ mà còn phải hiện đại. Nhà QLGD cần đẩy mạnh đầu tư các TBDH hiện đại và phát triển hoạt động tự làm TBDH ở cả GV và HS.

- Tính đồng bộ: CBQL, GV, NV nhận thức TBDH hiện tại ở các trường

tính đồng bộ chưa cao, chưa thật sự phù hợp với nội dung chương trình, kiến thức của SGK. Các ý kiến đánh giá cho rằng loại TBDH dùng chung, hoá chất có tính đồng bộ cao hơn trong tất cả các loại và loại TBDH như mô hình, phần mềm, tranh ảnh. Để có thể sử dụng hiệu quả hơn TBDH trong quá trình dạy học, các nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến tính đồng bộ của TBDH khi trang bị.

Tính đồng bộ của TBDH hiện nay chưa cao là do việc trang bị chưa xuất phát từ nhu cầu sử dụng của GV, nếu các nhà trường cho GV đề xuất các loại TBDH cần thiết cho từng bộ môn, từng khối lớp rồi đặt yêu cầu đối với nhà cung cấp thì sẽ khắc phục được hiện tượng không đồng bộ trên.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng

các loại TBDH được đánh giá đạt mức độ bình thường. Theo đánh giá chung của CBQL,GV, NV thì các loại TBDH đáp ứng nhu cầu sử dụng theo thứ tự từ cao nhất đến ít nhất như sau: TBDH dùng chung, hoá chất, băng đĩa, tranh ảnh, dụng cụ, phần mềm, mô hình. Điều này cho thấy trong thực tế hiện nay xu hướng sử dụng các loại TBDH hiện đại ngày càng được tăng lên, GV ngày càng chú trọng đến việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy, GV đã kết hợp được việc sử dụng các TBDH truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, mức

49

độ đáp ứng nhu cầu sử dụng mới chỉ dừng ở mức độ trung bình liên quan chặt chẽ đến số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của TBDH.

Sự đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH thống nhất về mức đánh giá chung đều cho rằng mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung đạt mức độ bình thường, TBDH dùng chung đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhiều nhất, mô hình đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất. Tuy nhiên xét từng loại TBDH thì mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng được đánh giá có sự chênh lệch: CBQL cho rằng hoá chất, dụng cụ đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều còn GV, NV lại cho rằng hoá chất, dụng cụ đáp ứng nhu cầu sử dụng ít hơn. Sở dĩ như vậy là do CBQL căn cứ vào việc kiểm kê số lượng đầu vào và còn lại cho rằng phần thiếu là do việc sử dụng của GV nhiều, nhưng theo GV, NV mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng dụng cụ, hoá chất ít hơn là do nhiều tiết thực hành thực hiện không thành công, một số GV chuyển thực hành thực tế thành các tiết thí nghiệm ảo hoặc dạy bằng tư liệu điện tử.

* Thực trạng tự làm thiết bị dạy học

Bảng 2.6. Thống kê số liệu TBDH tự làm của các trường THPT

Tên trường THPT Mô hình/ hiện vật/ sa bàn Tranh sơ đồ/ bản đồ Thiết bị/ vật liệu thí nghiệm Vườn trường

Cải tiến lại TBDH cũ

Nguyễn Tất Thành 6 8 5 1 12

Phạm Văn Đồng 7 10 5 1 17

Trường Chinh 6 6 4 1 13

Nguyễn Đình Chiểu 2 5 3 1 8

Hiện nay TBDH đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp rất nhiều, đa dạng, phong phú nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy cho GV phù hợp theo từng tiết dạy. Với sự phát động của nhà trường, một số

50

GV tự làm đồ dùng dạy học riêng cho bản thân dựa vào vật liệu, thiết bị làm đồ dùng thường có sẵn trong đời sống, dễ tìm, rẻ tiền phục vụ cho việc dạy tốt hơn.

Để bổ sung thêm TBDH, nâng cao khả năng tìm tòi, đầu tư khai thác, sử dụng thiết bị ngày càng có hiệu quả hơn cho công tác quản lý thiết bị. Trong ba năm gần đây các trường đã phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông.

Công tác tự làm TBDH, các trường đã tiết kiệm được phần kinh phí đầu tư, rẻ tiền, đơn giản, dễ sử dụng, làm bằng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Những TBDH này thật sự mang tính sư phạm, gọn nhẹ là sức sáng tạo, phát minh của người thầy giáo trong cả một quá trình giáo dục. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy số lượng TBDH tự làm rất hạn chế. Một số TBDH tự làm đơn giản nên tác dụng về mặt phương pháp hay nội dung chưa cao. Số lượng các TBDH cũ được cải tiến lại còn hạn chế về tính khoa học bởi quá trình sử dụng. Một số mô hình, bản đồ tự làm chưa thật sự hiệu quả, quy trình tự làm TBDH chưa được giáo viên nắm chắc, một số TBDH chưa đảm bảo quy định cũng như về sự an toàn. Vườn trường cũng được một số trường xây dựng tuy nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Nguyên nhân của tình trạng này là việc tự làm TBDH dựa trên tinh thần tự giác của mỗi GV. Sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, nhà trường có xây dựng kế hoạch nhưng chưa sâu sát khuyến khích, động viên thường xuyên thực hiện, một phần vì kinh phí dành cho hoạt động này quá ít. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dạy học, vì vậy các nhà trường cần đưa chỉ tiêu làm TBDH vào quy chế thi đua để thúc đẩy phong trào này tốt hơn.

*. Thực trạng mua sắm thiết bị dạy học

51

động khác của nhà trường. Hơn nữa, việc mua sắm đó chưa có kế hoạch cụ thể, chưa dựa vào các cơ sở như đề nghị mua sắm của GV bộ môn, của tổ trưởng bộ môn, của cán bộ thiết bị; sự thống kê, kiểm kê của nhà trường; chưa tham khảo giá cả thị trường, giá trị của các thiết bị. Vì vậy, việc mua sắm TBDH chưa mang lại hiệu quả mà có phần hơi lãng phí.

Ngoài việc kinh phí của nhà trường cho việc mua sắm, các nguồn khác như: xã hội hóa giáo dục, vận động từ cha mẹ học sinh và ngân sách địa phương còn khó khăn đã ảnh hưởng đến việc mua sắm thêm trang thiết bị cho nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)