Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 78)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục THPT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp hiện nay và có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THPT một cách thuận lợi, có hiệu quả trong công việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Các biện pháp đề xuất phải được kiểm tra, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có tính khả thi. Biện pháp phải có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo có đầy đủ điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực để có thể thực hiện có hiệu quả triệt để các biện pháp quản lý TBDH.

3.2. Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết bị dạy học thiết bị dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì có thể có hành động đúng, nhận thức không đúng có thể dẫn đến hành động sai lệch. Nhiều nhà quản lý, GV vẫn xem nhẹ tác dụng của TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường. Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH là một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả TBDH trong nhà trường. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức con người không phải là công việc

70

một sớm một chiều khi mà nó đã trở thành thói quen cố hữu. Vì vậy việc nâng cao nhận thức này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải được tiến hành đồng bộ tới tất cả các đối tượng thì mới có thể đạt hiệu quả cao.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt công tác quản lý TBDH, nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng của người Hiệu trưởng là làm cho GV, NV và HS có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH.

Hiệu trưởng phải sưu tầm và hệ thống hoá toàn bộ các văn bản chỉ đạo, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về TBDH và quản lý TBDH; xây dựng được danh mục thiết bị hiện có của nhà trường thành tài liệu quản lý TBDH chung của nhà trường có bổ sung hàng năm. Đề ra quy định thống nhất để cùng phối hợp thực hiện.

Tiến hành tuyên truyền các tài liệu quản lý TBDH đến toàn bộ cán bộ, GV, NV trong nhà trường bằng nhiều hình thức:

+ Phổ biến trong hội nghị CNVC đầu năm học.

+ Để ở thư viện để mọi người cùng tham khảo, nghiên cứu.

+ Phổ biến thường xuyên trong các cuộc họp hội đồng sau các lần kiểm tra, đánh giá công tác quản lý TBDH nhà trường tổ chức.

Đưa nội dung quản lý TBDH vào kế hoạch năm học để dựa vào đó các tổ chuyên môn cùng giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ, kế hoạch cá nhân về trang bị, sử dụng, bảo quản, thanh lý và làm TBDH. GV, NV xây dựng kế hoạch cá nhân trong đó yêu cầu thể hiện rõ kế hoạch làm, sử dụng và bảo quản TBDH, thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của GV từ chỗ quan tâm đến việc chuyển tải và truyền đạt nội dung dạy học đến HS sang việc chú trọng nhận xét đánh giá các phương pháp, kỹ năng sử dụng và khai thác các TBDH để giúp HS biết cách tiếp cận và tìm ra nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.

71

+ Việc xây dựng kế hoạch quản lý trang bị và tái trang bị TBDH phải được triển khai trước khi bước vào năm học; xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng, bảo quản, thanh lý TBDH. Có như vậy mới đảm bảo cung ứng kịp thời TBDH cho việc giảng dạy của GV.

+ Việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch quản lý trang bị, sử dụng, bảo quản, thanh lý phải được tiến hành đồng bộ và tuân thủ theo đúng nguyên tắc.

+ Việc kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch phải được tiến hành thường xuyên, định kì, đột xuất. Sau khi kiểm tra đánh giá phải có đúc rút kinh nghiệm.

+ Việc thi đua làm TBDH phải được phổ biến từ đầu năm học và phải có tổng kết đánh giá, trao thưởng cuối năm học.

Tuyên truyền vai trò của TBDH và quản lý TBDH đến HS để nêu cao tinh thần tự giác tham gia quản lý TBDH.

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết sinh hoạt đưa nội dung tuyên truyền phổ biến đến HS.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các chương trình ngoại khoá về nội dung tuyên truyền như các nội dung trò chơi, học vui - vui học… giúp các em thấy TBDH gần gũi và giúp học tập thật nhẹ nhàng, hiệu quả.

+ Phối hợp với giáo viên bộ môn khuyến khích động viên HS tham gia làm TBDH và bảo quản TBDH.

Tuyên truyền vai trò của TBDH và quản lý TBDH đối với QTDH và giáo dục của nhà trường đến cha mẹ học sinh để kêu gọi sự ủng hộ, quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục về quản lý TBDH. Phối hợp với Ban thường trực cha mẹ học sinh tuyên truyền đến Ban đại diện cha mẹ học sinh qua hội nghị đầu năm của Ban đại diện cha mẹ học sinh để từ đó kế hoạch ủng hộ trang bị TBDH được cha mẹ học sinh xây dựng.

Tổ chức cho các tổ chuyên môn tìm hiểu TBDH bộ môn dựa trên danh mục TBDH hiện có của nhà trường, trao đổi kĩ năng sử dụng hiệu quả TBDH,

72

tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin trong soạn giảng bằng máy tính, tìm tư liệu dạy học từ đó trao đổi kinh nghiệm về phương pháp tìm tư liệu, làm TBDH, sử dụng và bảo quản TBDH hiệu quả.

Tổ chức cho GV tham gia các cuộc thi thiết kế, làm TBDH cấp trường, cụm để GV tự khẳng định về khả năng làm TBDH của mình và được học tập kinh nghiệm ở các bạn bè đồng nghiệp.

Chỉ đạo thống nhất mục tiêu quản lý TBDH phải phù hợp với nội dung, chương trình SGK, phương pháp dạy của từng bộ môn nâng cao hiệu quả quản lý TBDH trong nhà trường.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH.

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thường xuyên. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện và thời gian của GV, NV.

Phải có kế hoạch tuyên truyền đến các đối tượng có liên quan.

Đầu tư thời gian và kinh phí cho hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH.

Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác lấy đó để đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua.

3.2.2. Đa dạng hóa việc trang bị và tự trang bị thiết bị dạy học

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

TBDH là một trong những điều kiện tiên quyết và là một nhân tố quyết định tính hiệu quả của QTDH do vậy việc tăng cường CSVC, TBDH để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp là mục tiêu chủ yếu của biện pháp này. Trong đó công tác quản lý của người Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định việc hiện thực hóa công tác đầu tư trang bị TBDH. Nhằm đảm bảo cho

73

bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu dạy học; xây dựng một hệ thống TBDH tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở các TBDH cấp trên đầu tư, nhà trường mua sắm, GV, HS sưu tầm phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, hiệu quả; theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ quy định, nhu cầu thực tế của từng trường và phù hợp với điều kiện của từng trường về CSVC, con người, kinh phí.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trang bị TBDH là khâu then chốt trong QTDH, là điều kiện cần để thực hiện quản lý TBDH. Việc trang bị, cập nhập TBDH không ngừng khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, kéo theo các vấn đề liên quan đến nguồn kinh phí và chất lượng quản lý trong trang bị.

Khi trang bị, mua sắm TBDH phải đúng đối tượng, phục vụ hiệu quả cho công việc đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới PPDH. Căn cứ tiêu chuẩn định mức trang thiết bị, Hiệu trưởng lập kế hoạch trang bị hoặc mua sắm trang bị để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, GV, NV. Hiệu trưởng thực hiện việc mua sắm, trang thiết bị phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính.

Hiệu trưởng tận dụng ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội tham gia giáo dục để mua sắm và trang bị TBDH theo danh mục TBDH của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng hệ thống TBDH đảm bảo các yêu cầu sau: đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế.

Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chuyên môn, CBQL, GV và NV trong quản lý và sử dụng TBDH.

Người Hiệu trưởng phải xác định được nhu cầu trước mắt của nhà trường phù hợp với phát triển chung. Từ đó, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị

74

các TBDH đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, thông số kĩ thuật, hiện đại, tiên tiến và đồng bộ theo đúng quy trình và quy định.

Xây dựng nội dung tự làm TBDH bằng kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ GV, bằng tài liệu hướng dẫn, bằng việc học tập nhà trường khác. TBDH tự làm cần mang tính thực tiễn cao, chống hình thức và phải thiết thực.

Hiệu trưởng các trường đầu tiên cần khảo sát tình hình trang bị TBDH ở nhà trường. Trong xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị TBDH phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, để đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động và tạo khả năng hoạt động một cách kinh tế. Kế hoạch phải có tác dụng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của cá nhân và tập thể trong tổ chức các nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt dựa trên căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng nguồn ngân sách. Kế hoạch cần phải được thảo luận ở cấp trường để có thể khai thác tối đa ý kiến của các thành viên trong trường.

Theo biên chế năm học, một năm thường bắt đầu vào giữa tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 5, do đó việc kiểm kê TBDH phải tiến hành được hai lần trong một năm học, kết quả lần kiểm tra vào tháng 5 là cơ sở phù hợp nhất để xây dựng kế hoạch trang bị TBDH cho năm học mới tiếp theo.

Mua sắm TBDH phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn mặt hàng TBDH cần mua sắm. Phải có phòng để TBDH, các TBDH phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng, có các phương tiện bảo quản (tủ, giá,...) che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. TBDH của các nhà trường ngoài việc sử dụng kinh phí đầu tư của Nhà nước, nhà trường cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sưu tầm, tự làm của GV và HS, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Cần thường xuyên sửa chữa, tu bổ lại những TBDH cũ.

75

tình hình, đặc điểm của từng trường. Tổ kiểm kê được phân công theo tổ chuyên môn, dưới sự tổ chức thực hiện của Tổ trưởng tổ chuyên môn.

Thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng của TBDH hiện tại để có phương án bảo quản hoặc trang bị bổ sung kịp thời đảm bảo chất lượng dạy học luôn đạt chất lượng tốt.

Khi thực hiện công tác trang bị TBDH Hiệu trưởng cần phân công, phân nhiệm rõ ràng. Giao nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng TBDH cho từng bộ phận, cá nhân tham gia trang bị TBDH trong nhà trường.

Đối với tình hình phát triển hiện nay, Hiệu trưởng cần tìm hiểu kỹ xu hướng TBDH mới để trang bị các TBDH hiện đại và hạn chế những TBDH lạc hậu không phù hợp.

Khi triển khai nội dung này, Hiệu trưởng cần lưu ý sự đồng bộ, tính thiết thực, tính hiện đại, đáp ứng cho yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, PPDH hiện nay.

Đầu năm học Hiệu trưởng cùng với CBQL nhà trường thống nhất kế hoạch về xây dựng CSVC nhà trường trong năm học theo lộ trình kế hoạch chiến lược của nhà trường.

Tiến hành họp chi ủy, hội đồng trường, liên tịch để dự thảo thông qua và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng kết hợp hiệu quả giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, soạn thảo, tuyên truyền kế hoạch.

Thông qua kế hoạch theo hướng khả thi ở chi bộ Đảng và hội đồng trường. Hiệu trưởng quyết định bố trí và phân công nhiệm vụ cho cán bộ GV theo nhu cầu công việc của hoạt động quản lý TBDH; phân bổ tài chính và dự kiến trang bị TBDH mới.

Điều kiện thực hiện biện pháp

76

Phải có các kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm và kiểm tra đánh giá đối với từng kế hoạch đề ra.

Phải tuân thủ đúng các yêu cầu về quản lý tài chính đối với trang bị TBDH. Việc mua sắm thiết bị cần đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, đảm bảo các thông số, tính năng kỹ thuật.

Năng động, sáng tạo trong công tác xã hội hóa giáo dục cho TBDH. Tận dụng tối đa các nguồn vốn cho việc trang bị TBDH.

3.2.3. Xây dựng các quy định về sử dụng thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học dạy học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng các quy định về sử dụng TBDH để GV, NV, HS thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời truy cứu trách nhiệm nếu bộ phận, cá nhân nào vi phạm.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng được nội quy, quy định về việc sử dụng đối với các loại TBDH khác nhau thật cụ thể, khoa học và phổ biến rộng rãi trong GV, NV, HS: quy định đối với TBDH thực hành, tranh ảnh, TBDH hiện đại…; quy định nội quy cụ thể đối với từng bộ môn; quy định chung đối với GV, HS sử dụng TBDH.

- Quy định trách nhiệm của GV đối với việc sử dụng phòng bộ môn: GV muốn sử dụng phòng phải báo trước tối thiểu ba ngày với người phụ trách phòng.

Các thí nghiệm phải được làm thử trước khi lên lớp.

Quản lý HS nghiêm túc trong giờ thực hành ghi rõ tình hình tiết dạy và hiện trạng trang thiết bị vào sổ nhật ký phòng bộ môn, lập biên bản khi làm hỏng hoặc mất thiết bị.

77

Khi dạy xong phải cho HS thu dọn gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, phòng, bàn ghế và bàn giao đầy đủ cho cán bộ phụ trách.

- Quy định đối với HS khi tham gia học tập tại phòng bộ môn:

+ HS chỉ được vào phòng học khi có sự hướng dẫn của GV bộ môn hoặc cán bộ phụ trách phòng bộ môn.

+ HS không tự đóng, mở các thiết bị điện, các đồ dùng thí nghiệm thực hành khi chưa có sự hướng dẫn và đồng ý của GV.

+ HS không được xê dịch, xô đẩy mọi vật dụng có trong phòng. Nếu làm hỏng, vỡ phải đền.

+ HS không viết, vẽ bậy lên tường, cửa, bàn ghế và trang thiết bị trong phòng, giữ vệ sinh chung.

+ HS thu dọn, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, tắt điện, đóng cửa sổ trước khi ra khỏi phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)