6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Đa dạng hóa việc trang bị và tự trang bị thiết bị dạy học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
TBDH là một trong những điều kiện tiên quyết và là một nhân tố quyết định tính hiệu quả của QTDH do vậy việc tăng cường CSVC, TBDH để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp là mục tiêu chủ yếu của biện pháp này. Trong đó công tác quản lý của người Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định việc hiện thực hóa công tác đầu tư trang bị TBDH. Nhằm đảm bảo cho
73
bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu dạy học; xây dựng một hệ thống TBDH tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở các TBDH cấp trên đầu tư, nhà trường mua sắm, GV, HS sưu tầm phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, hiệu quả; theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ quy định, nhu cầu thực tế của từng trường và phù hợp với điều kiện của từng trường về CSVC, con người, kinh phí.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trang bị TBDH là khâu then chốt trong QTDH, là điều kiện cần để thực hiện quản lý TBDH. Việc trang bị, cập nhập TBDH không ngừng khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, kéo theo các vấn đề liên quan đến nguồn kinh phí và chất lượng quản lý trong trang bị.
Khi trang bị, mua sắm TBDH phải đúng đối tượng, phục vụ hiệu quả cho công việc đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới PPDH. Căn cứ tiêu chuẩn định mức trang thiết bị, Hiệu trưởng lập kế hoạch trang bị hoặc mua sắm trang bị để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, GV, NV. Hiệu trưởng thực hiện việc mua sắm, trang thiết bị phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính.
Hiệu trưởng tận dụng ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội tham gia giáo dục để mua sắm và trang bị TBDH theo danh mục TBDH của Bộ GD&ĐT.
Xây dựng hệ thống TBDH đảm bảo các yêu cầu sau: đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế.
Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chuyên môn, CBQL, GV và NV trong quản lý và sử dụng TBDH.
Người Hiệu trưởng phải xác định được nhu cầu trước mắt của nhà trường phù hợp với phát triển chung. Từ đó, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị
74
các TBDH đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, thông số kĩ thuật, hiện đại, tiên tiến và đồng bộ theo đúng quy trình và quy định.
Xây dựng nội dung tự làm TBDH bằng kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ GV, bằng tài liệu hướng dẫn, bằng việc học tập nhà trường khác. TBDH tự làm cần mang tính thực tiễn cao, chống hình thức và phải thiết thực.
Hiệu trưởng các trường đầu tiên cần khảo sát tình hình trang bị TBDH ở nhà trường. Trong xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị TBDH phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, để đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động và tạo khả năng hoạt động một cách kinh tế. Kế hoạch phải có tác dụng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của cá nhân và tập thể trong tổ chức các nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt dựa trên căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng nguồn ngân sách. Kế hoạch cần phải được thảo luận ở cấp trường để có thể khai thác tối đa ý kiến của các thành viên trong trường.
Theo biên chế năm học, một năm thường bắt đầu vào giữa tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 5, do đó việc kiểm kê TBDH phải tiến hành được hai lần trong một năm học, kết quả lần kiểm tra vào tháng 5 là cơ sở phù hợp nhất để xây dựng kế hoạch trang bị TBDH cho năm học mới tiếp theo.
Mua sắm TBDH phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn mặt hàng TBDH cần mua sắm. Phải có phòng để TBDH, các TBDH phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng, có các phương tiện bảo quản (tủ, giá,...) che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. TBDH của các nhà trường ngoài việc sử dụng kinh phí đầu tư của Nhà nước, nhà trường cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sưu tầm, tự làm của GV và HS, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Cần thường xuyên sửa chữa, tu bổ lại những TBDH cũ.
75
tình hình, đặc điểm của từng trường. Tổ kiểm kê được phân công theo tổ chuyên môn, dưới sự tổ chức thực hiện của Tổ trưởng tổ chuyên môn.
Thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng của TBDH hiện tại để có phương án bảo quản hoặc trang bị bổ sung kịp thời đảm bảo chất lượng dạy học luôn đạt chất lượng tốt.
Khi thực hiện công tác trang bị TBDH Hiệu trưởng cần phân công, phân nhiệm rõ ràng. Giao nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng TBDH cho từng bộ phận, cá nhân tham gia trang bị TBDH trong nhà trường.
Đối với tình hình phát triển hiện nay, Hiệu trưởng cần tìm hiểu kỹ xu hướng TBDH mới để trang bị các TBDH hiện đại và hạn chế những TBDH lạc hậu không phù hợp.
Khi triển khai nội dung này, Hiệu trưởng cần lưu ý sự đồng bộ, tính thiết thực, tính hiện đại, đáp ứng cho yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, PPDH hiện nay.
Đầu năm học Hiệu trưởng cùng với CBQL nhà trường thống nhất kế hoạch về xây dựng CSVC nhà trường trong năm học theo lộ trình kế hoạch chiến lược của nhà trường.
Tiến hành họp chi ủy, hội đồng trường, liên tịch để dự thảo thông qua và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng kết hợp hiệu quả giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, soạn thảo, tuyên truyền kế hoạch.
Thông qua kế hoạch theo hướng khả thi ở chi bộ Đảng và hội đồng trường. Hiệu trưởng quyết định bố trí và phân công nhiệm vụ cho cán bộ GV theo nhu cầu công việc của hoạt động quản lý TBDH; phân bổ tài chính và dự kiến trang bị TBDH mới.
Điều kiện thực hiện biện pháp
76
Phải có các kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm và kiểm tra đánh giá đối với từng kế hoạch đề ra.
Phải tuân thủ đúng các yêu cầu về quản lý tài chính đối với trang bị TBDH. Việc mua sắm thiết bị cần đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, đảm bảo các thông số, tính năng kỹ thuật.
Năng động, sáng tạo trong công tác xã hội hóa giáo dục cho TBDH. Tận dụng tối đa các nguồn vốn cho việc trang bị TBDH.