Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 26)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Quản lý nhà trường

QLGD được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là các hoạt động diễn ra trong xã hội thì QLGD là quản lý mọi hoạt động về giáo dục trong xã hội; các cấp QLGD bao gồm từ trung ương đến địa phương và các cơ sở trường học. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là các hoạt động diễn ra trong ngành GD&ĐT hay một đơn vị cơ sở trường học thì QLGD được hiểu là quản lý một đơn vị cơ sở GD&ĐT, quản lý nhà trường.

Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý cơ sở của ngành giáo dục, “…là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến”.

Quản lý nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học. Công tác quản lý nhà trường bao gồm sự quản lý các quan hệ nội bộ (bên trong) của nhà trường và quan hệ trường học với xã hội (bên ngoài).

Quản lý nhà trường là một dạng quản lý có tính đặc thù, phân biệt với các loại hình quản lý khác được quy định trước hết là lao động sư phạm, đó là bản chất của QTDH, giáo dục. Bản chất của công tác quản lý nhà trường là quá trình chỉ huy, điều khiển vận động của các thành tố của quá trình giáo dục và mối quan hệ giữa các thành tố trong nhà trường (bao gồm: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực lượng giáo dục, đối tượng giáo dục, hình thức giáo dục, điều kiện giáo dục, môi trường giáo dục, quy

17

hướng vào các thành tố nêu trên nhằm đưa nhà trường đạt mục tiêu. Cụ thể, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục, các hoạt động phục vụ cộng đồng; quản lý GV, NV và HS; quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; quản lý việc huy động, phối hợp các lực lượng trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Trong đó, quản lý cán bộ, GV và HS là khâu trung tâm của quản lý nhà trường, là động lực của sự phát triển nhà trường.

Tóm lại, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)