Quản lý thiết bị dạy học trong trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 37)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Quản lý thiết bị dạy học trong trường Trung học phổ thông

1.4.1. Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học

- Nguyên tắc về tính mục đích: Quản lý TBDH phải hướng đến việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Nguyên tắc về việc đảm bảo tính hai mặt giữa hành chính và chuyên môn: cần phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TBDH đồng thời khai thác và phát huy một cách khoa học tiềm năng của TBDH để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

29

- Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ TBDH: Cần phải có sự đồng bộ giữa trường sở và phương thức dạy học, chương trình SGK và TBDH, thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản, mua sắm và tự làm giữa các thiết bị với nhau,...

+ Trang bị và tiếp nhận đầy đủ TBDH phù hợp với điều kiện CSVC của nhà trường, đồng bộ trường sở - phương thức tổ chức dạy học, chương trình, SGK, điều kiện sử dụng của GV và HS, trang thiết bị bảo quản, tính đồng bộ giữa các thiết bị,…

+ Bố trí hợp lý các CSVC lắp đặt, chứa đựng TBDH trong khu trường, trong lớp học, trong phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…

- Nguyên tắc về tính khoa học và hiệu quả:

+ Đảm bảo thực hiện tốt nội dung chương trình và PPDH. + Sử dụng đúng tính năng, đúng mục đích, hợp lý.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức bảo quản trường sở, bảo quản, tu sửa hợp lý TBDH và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường.

1.4.2. Yêu cầu của việc quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường. Người quản lý trường THPT cần nắm vững:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp với nội dung quản lý, các mặt quản lý (trường học, thư viện, sách báo, TBDH,…).

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình.

- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng đổi mới bằng một kế hoạch khả thi. - Biết huy động mọi tiềm năng có thể có của tập thể và cộng đồng cho công việc.

30

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nội dung cụ thể của việc quản lý thiết bị dạy học:

- Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc làm lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào chương trình SGK, việc thực hiện đổi mới PPDH,…mới có thể thực hiện được. Mặt khác, phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau: Nhà nước, nhân dân, thầy và trò mua sắm và tự làm TBDH, tận dụng những máy móc, vật liệu phế thải trong đời sống nhưng còn có ích cho nhà trường.

- Nâng dần tính trực quan của bài học và tỉ lệ bài học có thực nghiệm theo quy định của chương trình, tăng cường việc thực hành của HS nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết.

- Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động, tư duy) và tính tích cực của người học, giúp HS tự tìm ra các vấn đề của chính mình một cách chủ động theo triết lý “tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “tập phát minh”, khám phá khoa học.

- Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục nhất thiết các trường THPT phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện:

Phòng TBDH, phòng thực hành.

Phòng thí nghiệm hoặc hệ thống phòng học bộ môn đủ chuẩn.

Các thiết bị, đồ dùng, tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, bảng biểu, hình ảnh trên phim bản trong,…).

Các mô hình mẫu vật tự nhiên, nhân tạo.

Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo sự vật, quy luật, hiện tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng).

31

Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống điện nước, phòng chuẩn bị, kho chứa thiết bị, giá để thiết bị,…

1.4.3. Nội dung quản lý thiết bị dạy học trong trường Trung học phổ thông

Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý hàng đầu của người Hiệu trưởng. Đó là quá trình tác động có tổ chức, có tính định hướng nhằm làm cho TBDH được sử dụng đúng mục đích đồng thời đảm bảo cho việc trang bị, sử dụng, bảo quản và thanh lý TBDH phát triển phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi nhà trường.

Quản lý TBDH là quản lý có mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ, GV sao cho TBDH thực hiện được các chức năng của nó. Công tác quản lý TBDH chịu sự chi phối của nhiệm vụ, mục tiêu cũng như trình độ nghiệp vụ của mỗi GV.

TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừa mang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học đồng thời phải tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Quản lý TBDH trong nhà trường bao gồm 4 nội dung sau: + Quản lý trang bị TBDH phù hợp với nội dung, chương trình. + Quản lý sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng dạy học. + Quản lý bảo quản tốt các TBDH đã được trang bị.

+ Đánh giá, thanh lý TBDH.

Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các TBDH để nâng cao chất lượng dạy học là nội dung cơ bản và cũng là mục đích cuối cùng của công tác quản lý TBDH trong nhà trường.

1.4.3.1. Quản lý trang bị thiết bị dạy học

Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, việc trang bị TBDH phải được thực hiện một cách toàn diện và cân đối cho từng hoạt động giáo dục. Để thực hiện điều đó,

32

người Hiệu trưởng phải nắm được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hệ thống CSVC nói chung, hệ thống TBDH nói riêng như vai trò của TBDH trong QTDH, phương pháp sử dụng TBDH và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH đồng thời người Hiệu trưởng phải có chiến lược, lộ trình xây dựng hệ thống TBDH đáp ứng yêu cầu dạy học. Một khi công tác trang bị TBDH được quan tâm đúng mức và triển khai thường xuyên, kịp thời thì sẽ phát huy được tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong QTDH.

* Quản lý công tác đầu tư mua sắm thiết bị dạy học

Quản lý đầu tư mua sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư, cách thức hiệu quả, kế hoạch đầu tư của các cơ sở đào tạo.

Ngay từ đầu năm học, cán bộ chuyên trách về TBDH, các tổ trưởng chuyên môn, các bộ phận có liên quan tham mưu với Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch rà soát các thiết bị cần thiết và theo thứ tự ưu tiên, sau đó tham khảo các bảng báo giá trên thị trường, dự toán kinh phí cần thiết cho từng đợt, cân đối các nguồn thu chi để tổ chức mua sắm TBDH có hiệu quả.

Trong việc mua sắm TBDH cần tuân thủ đúng quy trình về mua sắm TBDH như lập tờ trình xin chủ trương của các cấp lãnh đạo cũng như đảm bảo một số yêu cầu sau:

Trước khi tiến hành mua sắm TBDH cần chú ý đến việc khai thác sử dụng hết công sức, khả năng của các thiết bị mà nhà trường hiện có.

Mua sắm TBDH ứng dụng công nghệ thông tin cần đồng bộ và đầy đủ các phần mềm ứng dụng thích hợp.

Mua sắm TBDH hiện đại, đa chức năng nhưng với giá cả hợp lý và phải khai thác sử dụng hết các chức năng của thiết bị.

Mua sắm mới các thiết bị với điều kiện phải có người đủ kiến thức, khả năng để vận hành và khai thác sử dụng.

33

Như vậy, khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là những thiết bị đắt tiền.

* Quản lý việc tự làm và sưu tầm thiết bị dạy học

Hiện nay vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH đang trở thành một xu thế quan trọng của thế giới. Ở các nước châu Á và Australia, nghiên cứu vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH được tiến hành dưới sự bảo trợ của UNESCO khu vực trong “Chương trình cách tân giáo dục để phát triển (APEID), dưới tiêu đề “phát triển các thiết bị dạy học rẻ tiền”.

Trong những năm qua, mặc dù nhà nước đã cố gắng đầu tư vào sản xuất TBDH nhưng đến nay trừ một số trường trọng điểm của Trung ương và địa phương, tình hình TBDH nói chung vẫn vô cùng thiếu thốn. Vì vậy việc tổ chức cho GV và HS tự làm và sưu tầm TBDH là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ, trang bị cho nhà trường, một bước thỏa mãn những yêu cầu do đổi mới nền giáo dục đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trình giáo dục về mặt nhận thức, sư phạm và kinh tế.

Vấn đề nhận thức: Qua việc tự làm và sưu tầm TBDH, thầy giáo và HS

nắm các vấn đề khoa học sâu sắc và bền vững hơn, tư duy tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập của các em được bồi dưỡng; kỹ năng thực hành và các phẩm chất khác của các em có điều kiện phát triển. Đối với HS, tự làm và sưu tầm TBDH là một khâu của quá trình nhận thức: vận dụng kiến thức để cải tạo thực tiễn.

Vấn đề sư phạm: TBDH tự làm hay được sưu tầm thỏa mãn tính thời

34

điểm địa phương và trình độ nhận thức của HS trong những điều kiện cụ thể, do đó đem lại hiệu quả sư phạm cao hơn. Đây là những ưu điểm mà các dụng cụ do nhà máy sản xuất không thể nào đáp ứng được.

Ý nghĩa kinh tế: TBDH tự làm hay được sưu tầm đem lại hiệu quả sư phạm

cao hơn, huy động được các nguồn năng lực và trí sáng tạo của hàng triệu GV và HS, tận dụng được nguồn vật tư rất phong phú và đa dạng mà nền sản xuất xã hội nhiều khi không sử dụng đến. Vì vậy, không phải hiện nay còn nghèo, chúng ta mới phát động phong trào tự làm và sưu tầm TBDH mà sau này, khi đất nước trở nên giàu có, vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH vẫn có vị trí xứng đáng của nó.

Như vậy, TBDH tự làm có những tính chất sau:

Kỹ thuật sản xuất đơn giản, không đòi hỏi những công cụ sản xuất phức tạp.

Sử dụng nguyên vật liệu địa phương hoặc những phế phẩm, phế liệu mà HS có thể tự kiếm được.

Sử dụng lực lượng của GV và HS, nguồn nhân lực dồi dào mà nhà trường có thể huy động nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng hợp lý.

Phục vụ thiết thực, kịp thời và có hiệu quả QTDH.

* Vườn trường

Vườn trường là một trong những phương tiện quan trọng nhất đối với việc học tập lý thuyết và thực hành các môn Sinh vật, Địa lý... Ở các trường nông thôn, việc xây dựng vườn trường có nhiều thuận lợi vì có diện tích đất trồng cây rộng. Tổ chức lao động xây dựng vườn thuốc, vườn sinh vật để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Nếu những trường không có điều kiện về đất trồng có thể làm các vườn trường lưu động. Cây được trồng trong chậu và phân công cho các em chăm bón ở nhà. Chỉ khi nào học, các loại cây mới được tập trung theo kế hoạch của GV. Điều đó giảm nhẹ việc bảo quản và kinh phí cho nhà trường.

35

1.4.3.2. Quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của TBDH hiện nay là “nghiên cứu sử dụng TBDH”. Sử dụng sao có hiệu quả TBDH phải là một trong những khâu cần được quan tâm trong công tác quản lý trường học. Thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng chỉ là những vật vô tri giác không thể làm thay nhiệm vụ của người thầy. Nó chỉ phát huy được tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục HS khi được người thầy sử dụng đúng phương pháp trong QTDH. Hiện nay, nhìn chung năng lực sử dụng thiết bị của GV còn rất kém. Vì vậy, nghiên cứu quản lý sử dụng các TBDH là hết sức cần thiết. Việc sử dụng TBDH cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

Sử dụng đúng mục đích: Khi sử dụng một thiết bị nào đó, phải xác định được mục đích của nó trên bài học. Nếu thiết bị không hướng đến mục đích rõ ràng trong QTDH thì không nên sử dụng vì điều đó sẽ có hại về mặt sư phạm và kinh tế, phá hoại cấu trúc của bài học, phân tán sự chú ý của HS, lãng phí thời gian và nguyên liệu vật liệu.

Sử dụng đúng lúc: Xác định rõ TBDH đó được sử dụng vào lúc mà nội dung và phương pháp cần đến. Sử dụng phải được xác định hợp lý, phù hợp với tính chất, khối lượng kiến thức mà thiết bị giới thiệu và khả năng nhận thức của HS. Nếu vấn đề không quan trọng mà dành thời gian sử dụng thiết bị quá dài sẽ làm mất cân đối cấu trúc bài học và làm HS hiểu lệch trọng tâm của đề tài nghiên cứu.

Sử dụng đúng chỗ: Là tìm các vị trí hợp lý để trình bày thiết bị, đó là để vị trí mà tất cả HS ở trong lớp đều nhìn rõ các chi tiết hoặc có thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ thiết bị đó. Đặt thiết bị ở vị trí an toàn cho HS và GV, chẳng hạn như thí nghiệm hóa học có chất độc, dây điện. Vị trí đặt các thiết bị trong lớp học cần đảm bảo đủ ánh sáng, thông gió, gần ổ cắm điện (nếu thiết bị có sử dụng nguồn điện).

36

Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng thiết bị cần quan tâm đến số lần sử dụng thiết bị trong một tiết học. Đặc biệt trong các thí nghiệm, lượng thông tin cần vừa phải, không nên nhiều và phức tạp quá làm HS mệt mỏi nhưng cũng không nên quá ít, không thỏa mãn nhu cầu nhận thức và tư duy, làm các em thấy vấn đề nghiên cứu nông cạn, hời hợt do đó không có thái độ nghiêm chỉnh đối với vấn đề nghiên cứu. Khi có nhiều thí nghiệm đơn giản, thì cần ghép chúng lại với nhau và giới thiệu với HS như mỗi thí nghiệm thống nhất để đảm bảo lượng thông tin cần thiết.

Phối hợp sử dụng các thiết bị với nhau: Trong quá trình sư phạm nếu sử dụng kết hợp khai thác hợp lý các thiết bị sẽ đạt được hiệu quả sư phạm cao. Khi hình thành các khái niệm, hiện tượng bằng phương pháp quy nạp, các thiết bị thường được sử dụng theo trình từ tính trừu tượng tăng dần: vật thật, mô hình, sơ đồ, ký hiệu... Cần nhấn mạnh rằng, khi sử dụng phối hợp các thiết bị phải chú ý đến logic chung của chúng. Mỗi thiết bị phải là một bộ phận hợp thành của một vấn đề thống nhất về mặt cấu trúc cũng như về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)