Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 70 - 72)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.4. Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Trong quá trình bảo quản sử dụng TBDH sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để TBDH được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho QTDH cần có chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên, kịp thời.

Qua khảo sát cho thấy:

Nội dung “Lập kế hoạch bảo quản, bảo trì TBDH”. Ở nội dung này có 27,7% đánh giá rất thường xuyên, 44,6% đánh giá thường xuyên. Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa các TBDH theo định kì đầu năm học. Xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa hằng năm giúp nhà quản lý chủ động khi xảy ra tình trạng hư hỏng TBDH không để việc thiếu TBDH trong QTDH của GV. Một số CBQL vẫn chưa chú trọng kế hoạch bảo quản có 27,7% đánh giá thỉnh thoảng.

Nội dung “Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, lưu giữ hồ sơ TBDH khoa học, hợp lý”. Ở nội dung này có 10,8% đánh giá rất thường xuyên và 68,9% đánh giá thường xuyên. Các trường có điều kiện CSVC chưa hiện đại, nhà trường biết tổ chức, sắp xếp TBDH khoa học, hợp lý giúp cho GV thuận lợi trong việc sử dụng. Bên cạnh đó cũng còn một số đánh giá, mức độ thực hiện công tác này thỉnh thoảng chiếm 20,3%.

Có thể thấy thực tế việc trang bị phương tiện bảo quản TBDH ở các trường chưa đồng bộ với việc trang bị TBDH hiện nay. Đa số các trường có phòng học bộ môn nhưng còn thiếu, phần lớn các trường có phòng thiết bị dùng chung, chưa có kho chứa riêng. Công tác bảo quản chưa phát huy hết tác dụng, công suất, mật độ sử dụng các TBDH, GV quản lý thiết bị chưa được đào tạo bài bản, không có bộ phận bảo quản bảo trì riêng. Chính những khó khăn này ảnh hưởng đến việc giới thiệu, chuẩn bị, phân loại, sắp xếp, bảo quản, giúp để GV bộ môn trong quá trình khai thác TBDH một cách hiệu quả nhất.

62

Nội dung “Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ việc bảo quản, sửa chữa TBDH”. Nội dung này được đánh giá thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên ở mức cao chiếm 69,6,% rất thường xuyên, 26,4% thường xuyên. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Hiệu trưởng các trường rất thường xuyên.

Nội dung “ Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác bảo quản, sửa chữa TBDH”. Với 25,7% rất thường xuyên, 60,1% thường xuyên cho thấy các nhà trường đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng thực hiện bảo quản, sửa chữa TBDH. Bên canh đó vẫn còn 14,2% đánh giá ở mức thỉnh thoảng điều đó cho thấy số ít vẫn chưa quan tâm đến nội dung này.

Nội dung “Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa TBDH” Qua khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá rất thường xuyên là 25,7%, thường xuyên là 50,7%. Cho thấy công tác thực hiện nội dung này tương tốt. Tuy nhiên vẫn còn số ít các trường vẫn chưa quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá sau quá trình bảo quản, sửa chữa TBDH chiếm tỉ lệ 13,5% đánh giá thỉnh thoảng và 10,1% đánh giá không thực hiện.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH các trường THPT Đối

tượng khảo

sát

Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Rất thường xuyên (tỷ lệ %) Thường xuyên (tỷ lệ %) Thỉnh thoảng (tỷ lệ %) Không thực hiện (tỷ lệ %) CBQL, GV, NV

Lập kế hoạch bảo quản, sửa

chữa TBDH 27.7 44.6 27.7 0.0

Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, lưu giữ hồ sơ TBDH khoa học, hợp lý

10.8 75.7 13.5 0.0 Kiểm tra định kỳ, thường

63

Đối tượng

khảo sát

Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Rất thường xuyên (tỷ lệ %) Thường xuyên (tỷ lệ %) Thỉnh thoảng (tỷ lệ %) Không thực hiện (tỷ lệ %) Xác định vai trò, trách nhiệm

của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác bảo quản, sửa chữa TBDH

25.7 60.1 14.2 0.0

Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa TBDH

25.7 50.7 13.5 10.1

Công tác bảo quản, sửa chữa của các trường THPT hiện nay vẫn tồn tại hạn chế, dựa vào bản số liệu chúng ta có thể nhận thấy ở khâu lập kế hoạch, tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân và khâu tổng kết, đánh giá. Vì thế ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng các TBDH gây thất thoát, lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)