Thực trạng bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 64)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Thực trạng bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Trong quá trình sử dụng, bảo quản TBDH sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để TBDH được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho QTDH cần có chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên, kịp thời.

Bảo quản TBDH được quy định trong yêu cầu của quản lý TBDH theo quy định: TBDH phải được bố trí ngăn nắp, sắp xếp khoa học, tu bổ, bảo dưỡng, vệ sinh, theo dõi việc sử dụng…

Tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng TBDH phụ thuộc nhiều vào việc bảo quản TBDH. Hàng năm các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp đều tổ chức thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất thông qua các đơn vị chức năng giúp việc cho Lãnh đạo nhà trường. Các trường đều triển khai thực hiện sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị tuy nhiên việc thực hiện còn một số hạn chế như:

Các phòng học chuyên dùng, phòng thí nghiệm giao cho các bộ phận quản lý sử dụng, bảo quản nhưng phần lớn các bộ phận này chưa có NV chuyên trách phụ trách, hoặc có NV phụ trách nhưng hiểu biết về quy trình công tác bảo quản, bảo dưỡng các TBDH được giao quản lý còn yếu. Vì vậy công tác bảo quản TBDH đôi khi không đúng cách, không đúng quy trình, quy định và theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Số lượng máy móc, thiết bị tại các phòng thực hành của các tổ bộ môn tương đối nhiều, trong khi đó bộ phận chuyên bảo dưỡng, sửa chữa lại ít

54

người do làm công tác kiêm nhiệm không thể thực hiện được việc thường xuyên chăm lo bảo dưỡng bảo đảm cho các máy hoạt động tốt. Việc vệ sinh bảo dưỡng máy sau các giờ học, buổi học còn ít, bảo dưỡng định kỳ chưa thành nề nếp thường xuyên.

Ở các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, người chịu trách nhiệm bảo quản là những cán bộ, GV kiêm nhiệm không phải là những người có chuyên môn, kiến thức tốt về các lĩnh vực liên quan đến thiết bị nên khi gặp hư hỏng, họ thường không xử lý được, chỉ biết báo cáo lên cấp trên, không được tự thuê thợ sửa chữa hoặc không có kinh phí để chủ động thuê thợ sửa chữa... Do đó mỗi khi có thiết bị hư hỏng, việc sửa chữa phức tạp, mất nhiều thời gian, nên dẫn đến tình trạng có những thời điểm thiết bị hư hỏng, không sử dụng được, gây lãng phí, chậm trễ trong thực hành, thí nghiệm.

Các phòng thực hành, thí nghiệm đã được trang bị các loại sổ sách theo dõi, nhưng việc ghi chép cập nhật thông tin mượn - trả, sửa chữa, bảo trì - bảo dưỡng không được thực hiện đầy đủ, đã không ít khó khăn cho việc quản lý, những thất lạc, lãng phí không được phát hiện kịp thời. Phòng thí nghiệm có tủ, kệ để đựng, bày nhưng việc sắp xếp chưa khoa học. Vì vậy khi muốn lấy một TBDH nào đó mất thời gian. Một số TBDH hiện đại với tính kỹ thuật cao không được bảo quản đúng cách dẫn đến nguy cơ rủi ro khi vận hành. Một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng. Công tác bảo quản mới chỉ rà soát, đếm chưa được quản lý một cách khoa học và mang tính hệ thống.

Các trường chưa quan tâm thích đáng và giải quyết kịp thời kinh phí để sửa chữa, bảo quản, bổ sung phương tiện giảng dạy đã hư hỏng, cần thay thế.

Việc bảo quản TBDH hoàn toàn được giao trách nhiệm cho NVTB, ở một số trường NVTB đã có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để huy động học sinh cùng tham gia vào việc bảo quản TBDH, tuy nhiên mức độ thực

55

loại dụng cụ, thiết bị còn nhiều, chưa đảm bảo vệ sinh cho TBDH là do NVTB chưa tận tâm với công việc, HS chưa có ý thức cao đối với công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)