Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 67)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và

học sinh về sự cần thiết của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học

Bảng 2.10. Đánh giá về sự cần thiết của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học Mức độ

Khách thể

Rất cần thiết Cần thiết Tương đối

cần thiết Bình thường Không cần thiết Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) CBQL 2 16.7 10 83.3 0 0.0 0 0 0 0 GV, NV 26 19.1 95 69.9 8 5.9 7 5.1 0.0 0.0 HS 29 6.9 289 68.8 55 13.1 44 10.5 3.0 0.7

Từ bản số liệu trên cho thấy đánh giá ở mức độ cần thiết thì CBQL chiếm 83,3%; GV, NV chiếm 69,9%, HS chiếm 68,8%. Qua đó cho thấy CBQL, GV, NV, HS nhận thức được vai trò quan trọng và tính cần thiết của TBDH trong QTDH của nhà trường, đây là một yếu tố quan trọng để TBDH có thể được sử dụng hiệu quả. Từ thực trạng trên có thể thấy việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong QTDH được các trường THPT huyện Đắk R’Lấp thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên nhà trường phải có kế

56

hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức cũng như có những tác động cụ thể đối với 5,1% GV, NV, 10,5% HS đánh giá sự cần thiết của TBDH là bình thường và 0,7% HS cho rằng không cần thiết có TBDH trong QTDH. Hiệu trưởng trong mỗi nhà trường cần thực hiện tốt hơn các biện pháp này mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong nhà trường.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc trang bị thiết bị dạy học

Việc đầu tư trang bị TBDH chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước trích trong nguồn chi thường xuyên hoặc được cung cấp trực tiếp từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước do Sở giáo dục cấp, tuy nhiên mức độ kinh phí dành cho TBDH chưa cao. Hầu như các nhà trường chưa phát huy được vai trò xã hội hóa giáo dục cho việc đầu tư TBDH mà chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở trường lớp chưa tập trung cho TBDH.

Việc kiểm tra tình hình trang bị TBDH chủ yếu ở mức độ kiểm tra về số lượng, chưa đi sâu kiểm tra về chất lượng và tính đồng bộ. Chính vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ của TBDH trong các nhà trường, do đó trong thời gian tới Hiệu trưởng các nhà trường cần có biện pháp trang bị đầy đủ và đồng bộ hơn về TBDH hiện đại cũng như truyền thống đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của GV mới có thể đảm bảo hiệu quả giảng dạy phù hợp với xu thế phát triển ngày nay của giáo dục.

Từ kết quả điều tra cho thấy:

Ở nội dung “Xây dựng kế hoạch đầu năm về trang bị TBDH ” Có 100% số người tham gia trả lời phiếu điều tra cho rằng: Hiệu trưởng đã thực hiện xây dựng kế hoạch đầu năm về trang bị ở mức độ rất thường xuyên chiếm 23,6%, thường xuyên chiếm 42,6%, thỉnh thoảng chiếm 29,7%. Chỉ có 4,1% số người cho rằng Hiệu trưởng thực hiện biện pháp này còn hạn chế.

Ở nội dung “Quy định sổ sách, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH” để quản lý nhà trường nắm rõ tình hình TBDH hiện tại. Ở nội dung này

57

có 62,2% CBQL, GV, NV đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên. Điều đó cho thấy quy định các báo cáo định kì được thực hiện tương đối tốt.

Nội dung “Tổ chức cho GV và HS tự làm TBDH”. Theo khảo sát, có 52,0% CBQL, GV, NV đánh giá hoạt động này được tổ chức thường xuyên. Các TBDH thuần túy hướng cho GV và HS tự làm sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho nhà trường và giúp cho GV, HS có khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, còn một số CBQL, GV, NV chưa ý thức tổ chức và thực hiện tự làm TBDH, cụ thể 30,4% thỉnh thoảng, 8,1% không tổ chức.

Nội dung “Kiểm tra, kiểm kê chất lượng các TBDH được mua sắm”. Kiểm tra, kiểm kê trang bị TBDH giúp nhà quản lý nắm rõ chất lượng các TBDH và đánh giá được hiệu quả mua sắm các TBDH.

Theo khảo sát cho thấy, các nhà trường đánh giá rằng rất thường xuyên có 36,5%, thường xuyên có 63.5%. Đa số các nhà trường đều thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm kê chất lượng các TBDH được mua sắm. Nhà trường có sự quan tâm đến hiệu quả trang bị các TBDH, đồng thời cho thấy ý kiến coi trọng chất lượng TBDH của các trường rất tốt. Cần duy trì và phát huy hiệu quả của hoạt động này.

Nội dung “Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc mua sắm các TBDH”. Đây là công việc mà Hiệu trưởng thực hiện định kì mỗi tháng, qua đó Hiệu trưởng tuyên dương những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê bình những hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục khó khăn. Có 30,4% đánh giá rất thường xuyên và 69,6% đánh giá thường xuyên cho công tác này. Nhìn chung ở tất cả các trường THPT trên địa bàn đều thực hiện công tác này đều đặn theo định kỳ kết thúc năm học.

Kết quả khảo sát công tác quản lý trang bị TBDH các trường THPT huyện Đắk R’Lấp được thể hiện qua bảng sau:

58

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý trang bị TBDH các trường THPT

Đối tượng khảo sát

Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Rất thường xuyên (tỷ lệ %) Thường xuyên (tỷ lệ %) Thỉnh thoảng (tỷ lệ %) Không thực hiện (tỷ lệ %) CBQL, GV, NV

Xây dựng kế hoạch đầu

năm về trang bị TBDH 23.6 42.6 29.7 4.1 Quy định sổ sách, báo cáo

định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH

30.4 62.2 7.4 0

Tổ chức cho GV và HS

tự làm TBDH 9.5 52.0 30.4 8.1

Kiểm tra, kiểm kê chất lượng các TBDH được mua sắm

36.5 63.5 0 0

Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc mua sắm các TBDH

30.4 69.6 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)