Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 70)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý sử dụng TBDH là quản lý mục đích hình thức, cách thức, tổ chức và sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học của nhà trường. Trong quản lý QTDH, việc quản lý nội dung, chương trình, TBDH không thể tách rời với quản lý sử dụng TBDH. Khi TBDH được sử dụng hợp lý, phù hợp với nội dung dạy học, giúp kích thích được tâm lý, chủ động, tính tích cực và lòng say mê khoa học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS. Hoạt động sử dụng TBDH muốn đạt được hiệu quả cao thì công tác quản lý sử dụng TBDH phải được thực hiện một cách thường xuyên, cụ thể.

59

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH các trường THPT

Đối tượng

khảo sát Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Rất thường xuyên (tỷ lệ %) Thường xuyên (tỷ lệ %) Thỉnh thoảng (tỷ lệ %) Không thực hiện (tỷ lệ %) CBQL, GV, NV Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH 21.6 52.0 19.6 6.8 Tổ chức tập huấn cho GV về sử dụng TBDH của môn học mình phụ trách 11.5 33.1 55.4 0.0 Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH 10.8 33.1 56.1 0.0 Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong sử dụng TBDH 26.4 51.4 22.3 0.0 Tổng kết, đánh giá hiệu quả

việc sử dụng TBDH 24.3 37.2 30.4 8.1

Phân tích kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung quản lý sử dụng TBDH:

Nội dung “Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH”. Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH cụ thể giúp nhà quản lý nắm được được các hoạt động sử dụng TBDH của GV và HS, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Qua số liệu trên cho thấy có 21,6% nhà trường đánh giá thực hiện rất thường xuyên và 52,0% là thường xuyên, điều đó cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng các TBDH cũng được quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn 19,6% đánh giá thỉnh thoảng và 6,8% là không thực hiện. Một số nhà trường không xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH nên việc sử dụng TBDH không được thực hiện khoa học dẫn đến sử dụng TBDH chưa hiệu quả.

Nội dung “Tổ chức tập huấn cho GV về sử dụng TBDH của môn học mình phụ trách”. Có thể thấy tập huấn cho CBQL, GV, NV rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay nhà trường chưa quan tâm đến tổ chức tập huấn cho

60

CBQL, GV, NV. Chính vì vậy ở nội dung này được đánh giá chưa được tốt, cụ thể chỉ có 11,5% là rất thường xuyên và 33,1% thường xuyên nhưng ở mức độ thỉnh thoảng lại đánh giá cao chiếm 55,4%. Điều đó cho thấy số ít nhà trường chưa thật sự quan tâm đến công tác tập huấn sử dụng TBDH cho CBQL, GV, NV.

Nội dung “Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH”. Qua khảo sát, có 10,8% đánh giá rất thường xuyên và 33,1% đánh giá thường xuyên nhưng ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 56,1%. Vì thế cần phải xây dựng các quy định về sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính khích lệ GV phải sử dụng TBDH trong giờ lên lớp. Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH giúp người Hiệu trưởng quản lý tốt việc sử dụng TBDH, đảm bảo việc sử dụng đúng, đủ và đảm bảo tính nguyên tắc khi sử dụng TBDH.

Nội dung “Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong sử dụng TBDH”. Với kết quả bảng số liệu trên, 25,4% đánh giá rất thường xuyên, 51,4% đánh giá thường xuyên đã thực hiện công tác, tuy nhiên có 22,3% đánh giá thỉnh thoảng thể hiện sự thiếu quan tâm trong công tác quản lý sử dụng TBDH dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong sử dụng TBDH.

Nội dung “Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH”. Qua khảo sát có 24,3% đánh giá rất thường xuyên, 37,2% đánh giá thường xuyên để thấy những tồn tại, phân tích nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục. Nội dung này có tới 30,4% đánh giá thỉnh thoảng và 8,1% đáng giá không thực hiện, dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Có thể thấy công tác sử dụng TBDH ở các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy cần có những biện pháp thiết thực để quản lý hiệu quả sử dụng TBDH và nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận, cá

61

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)