6. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Kiểm nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
qua thực tiễn
Các biện pháp quản lý trên đã bước đầu được triển khai, áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp,Tỉnh Đắk Nông trong việc quản lý TBDH của Hiệu trưởng:
Thành lập bộ máy quản lý TBDH với những nhiệm vụ được phân công cụ thể.
Đánh giá thực trạng TBDH và quản lý TBDH của nhà trường. Lập kế hoạch quản lý TBDH:
+ Xây dựng kế hoạch trang bị: Chỉ đạo tổ chuyên, cá nhân GV dựa vào danh mục TBDH hiện có của nhà trường, danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ giáo dục, yêu cầu về TBDH trong SGK và sách giáo viên đề xuất các loại TBDH cần bổ sung. Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC chỉ đạo bộ phận quản lý trang bị TBDH xây dựng kế hoạch trang bị cụ thể trình Hiệu trưởng.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH chi tiết: Chỉ đạo tổ chuyên môn, cá nhân GV dựa vào phân phối chương trình, danh mục TBDH hiện có của nhà trường, TBDH tự làm của bản thân lập kế hoạch sử dụng của cá nhân, thảo
95
luận đi đến thống nhất kế hoạch sử dụng TBDH chi tiết cho nhóm chuyên môn theo từng khối.
+ Xây dựng kế hoạch làm TBDH: Chỉ đạo tổ chuyên môn, cá nhân GV dựa vào danh mục TBDH hiện có của trường, danh mục TBDH tối thiểu của Bộ, yêu cầu TBDH của SGK, sách giáo viên đề xuất các loại TBDH tự làm; thảo luận trong tổ nhóm chuyên môn để xây dựng kế hoạch làm TBDH của tổ, cá nhân.
Hàng tháng các bộ phận báo cáo tiến độ thực hiện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
Các bộ phận quản lý TBDH tiến hành kiểm kê, kiểm tra, đánh giá đột xuất, định kì theo kế hoạch.
Đưa nội dung làm TBDH để đánh giá thi đua của tổ chuyên môn.
Qua thực tiễn triển khai thành công các biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Phát huy tối đa nội lực của nhà trường đầu tư cho quản lý TBDH.
Tăng cường công tác truyền thông, động viên cán bộ, GV, NV, HS và cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TBDH và quản lý TBDH theo yêu cầu phát triển của xã hội, từ đó thống nhất và tạo sự đồng thuận cao với công tác quản lý TBDH. Xác định trách nhiệm quản lý TBDH là của mỗi cán bộ, GV, NV để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Tập trung triển khai, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung quản lý TBDH, chú trọng việc hoàn thiện tổ chức quản lý TBDH nhà trường, tăng cường TBDH của nhà trường theo hướng ngày càng hiện đại hóa và đáp ứng tiêu chuẩn TBDH phù hợp với tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để chủ động giải quyết các khó khăn trong quá trình quản lý TBDH. Chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội, với cha mẹ học sinh, thắt chặt mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội, xây dựng môi trường sư phạm đảm
96
bảo sự thuận lợi cho quản lý TBDH góp phần giáo dục HS một cách toàn diện.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Huyện, của các Sở ngành có liên quan. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục cho quản lý TBDH.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý, phân tích kết quả khảo sát thực tế ở 4 trường THPT, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH của các trường THPT. Đó là:
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH.
- Đa dạng hóa việc trang bị và tự trang bị TBDH.
- Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học. - Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho đội ngũ GV, NV nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra, thanh lý TBDH trường phổ thông.
Các biện pháp mà đề tài đưa ra trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà trường của các trường THPT huyện Đắk R’Lấp sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc quản lý TBDH.
Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ đạt được hiện nay và điều kiện, thế mạnh riêng của mỗi trường mà Hiệu trưởng có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý tại đơn vị mình sao cho quản lý TBDH đạt hiệu quả cao nhất.
97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Về lý luận
Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng, không thể thiếu trong QTDH, bởi nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện chuyển tải thông tin giúp cho GV tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS, giúp HS hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỹ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Luận văn đã đề cập đến bản chất quản lý TBDH trong nhà trường. Hệ thống các khái niệm cơ bản về quản lý sử dụng TBDH được trình bày nhằm phục vụ cho việc điều tra thực trạng và các biện pháp quản lý TBDH để nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Đắk R’Lấp.
1.2.Việc khảo sát thực trạng
Các kết quả khảo sát cho thấy giáo dục THPT huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông có những chuyển biến nhất định về công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Song trong công tác quản lý của nhà trường còn bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập khi cùng đón nhận sự đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung SGK đồng nghĩa với sự đổi mới phương pháp dạy – học trong nhà trường. Những bất cập trên nếu không khắc phục kịp thời sẽ là nguyên nhân kìm hãm chất lượng giáo dục của huyện nhà nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý TBDH là việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.
1.3. Để quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Đắk R’Lấp giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH.
98
- Đa dạng hóa việc trang bị và tự trang bị TBDH.
- Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học. - Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho đội ngũ GV, NV nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra, thanh lý TBDH trường phổ thông.
Những biện pháp của đề tài được xây dựng có tính thống nhất và đồng bộ; thể hiện đúng tinh thần đổi mới công tác quản lý trong chiến lược phát triển giáo dục, đặc biệt quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học. Những biện pháp này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về mặt lý luận trong việc quản lý TBDH, bước đầu nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Có kế hoạch đào tạo cán bộ, NV chuyên trách TBDH và phòng học bộ môn để bổ sung cho các trường THPT.
Hoàn thiện chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách TBDH và chế độ cho những GV kiêm nhiệm phụ trách TBDH và phòng học bộ môn.
Tăng cường ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản đối với các trường còn thiếu phòng bộ môn; xây dựng phòng bộ môn và TBDH theo chuẩn quy định của Bộ giáo dục.
Duy trì và có kế hoạch hợp lý công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV và NV về kĩ năng, nghiệp vụ quản lý TBDH.
Tổ chức hội thảo các chuyên đề về công tác quản lý TBDH, ứng dụng công nghệ mới vào công tác TBDH và giảng dạy trong trường phổ thông.
Phổ biến các TBDH tự làm đạt giải trong các hội thi của ngành thành TBDH cho các trường THPT.
Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại công tác đầu tư, bảo quản, sử dụng TBDH của các trường THPT theo tinh thần của các văn bản chỉ
99
Trang bị và cung cấp kịp thời TBDH trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu số lượng và chất lượng thiết bị; quan tâm trang bị các thiết bị, dụng cụ dạy học bộ môn, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất,... cho các phòng thí nghiệm và thực hành của các trường THPT.
Cho phép các nhà trường tự chủ trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư trang bị TBDH phù hợp với yêu cầu thực tế.
2.2. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông
Cán bộ quản lý, đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu trong việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH.
Rà soát, đánh giá kết quả quản lý TBDH đạt được hiện nay của trường, tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện các biện pháp được tác giả đề cập trong luận văn. Vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý nêu trên.
Tăng cường đầu tư nguồn TBDH hiện đại và khuyến khích GV xây dựng tư liệu dạy học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin cho GV.
Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở GD&ĐT với cha mẹ học sinh trong việc xây dựng CSVC, đầu tư TBDH theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đẩy mạnh hóa giáo dục phối kết hợp chặt chẽ gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục HS.
Triển khai các biện pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng TBDH, coi TBDH là phương tiện thực hiện đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TBDH hiện nay, cần xây dựng chuẩn tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học và là một tiêu chí trong phong trào thi đua. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV, đồng thời chú ý bồi dưỡng kỹ năng, hình thành thói quen trong việc quản lý, sử dụng TBDH cho GV.
100
2.3. Đối với giáo viên
Mỗi GV phải nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã được cung cấp, trên cơ sở đó GV hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài. Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng còn thiếu, GV trong cùng một tổ phối hợp với nhau sưu tầm, tự làm thêm đồ dùng theo chủ đề, đề tài.
2.4. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Cần tích cực hỗ trợ nhà trường trong việc huy động sự đóng góp tài lực, vật lực của các bậc cha mẹ học sinh, của các tổ chức và cá nhân tâm huyết với ngành giáo dục để tăng cường thêm cho việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo (1997), ‘‘Một số khái niệm về QLGD. Trường Cán Bộ QLGD Trung Ương 1, Phát triển giáo dục.
[2] Bộ GD & ĐT, Công văn số 4089/ BGDĐT- TCCB ngày 19/4/2007, hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDDT- BNV về viên chức làm công tác thiết bị.
[3] Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư, Về việc xây dựng nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
[4] Cơ sở Khoa học quản lý (1997), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản
lý, Bài giảng dành cho học viên cao học QLGD.
[6] Phạm Khắc Chương ( 2004 ), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
[7] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[8] Trần Quốc Đắc (chủ biên, 2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, NXB ĐHQG, Hà Nội.
[9] Nguyễn Sỹ Đức (2004), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác TBDH ở cơ sở giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[10] Lê Thanh Giang (2009), Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [12] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
102
hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[14] Bùi Minh Hiền (1997), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm.
[15] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),
Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[16] Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, Số 29-NQ/TW - Hà Nội.
[17] Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
[18] Trần Đức Hùng (2011), Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
Luân văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[19] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[21] Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[22] J. A. Komensky (1657) Lý luận dạy học vĩ đại, dạy học bằng tranh ảnh, NXB Nurmbeg.
[23] M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.
[24] Nguyễn Văn Lê (1998), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
[25] Luật giáo dục (2009, bổ sung sửa đổi), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103 Giáo dục, Hà Nội.
[27] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Số 40/2000/QH10 - Hà Nội.
[28] Vũ Trọng Rỹ (1997), Một số vấn đề lý luận về phương tiện dạy học,
Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
[29] Ngô Quang Sơn (2005), Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các TTGDTX và Trung tâm học tập cộng đồng, Đề tài khoa
học cấp Bộ.
[30] Đặng Phúc Tịnh (2010), Thực trạng và một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[31] Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ
bản, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[32] Thông tư số 01/2010/TT- BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ GD&ĐT ban
hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT.
[33] Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học – truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[34] Đặng Thị Thu Thủy, Phạm Văn Nam, Hà Văn Quỳnh, Phan Đông Phương, Vương Thị Hạnh (2011), Phương tiện dạy học và một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[35] V.I. Lênin (1997), Toàn tập, tập 25, NXB Tiến bộ, Matxcơva.
[36] V. A. XukhomLinxky, Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường phổ thông, Lược dịch: Hoàng Tâm Sơn, Tủ sách CBQL và
PL-1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP
Để đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, xin đồng chí vui lòng cung cấp một số thông tin về đội ngũ cán bộ quản lý (năm học 2018 – 2019)
CBQL
Trường THPT
Đảng viên
Đội ngũ quản lý Thời gian tham gia
công tác quản lý Số CBQL chưa qua lớp BDNVQL Ban Giám hiệu Tổ trưởng Cán bộ TBDH 1– 2 năm 3– 5 năm Trên 5 năm Tên trường ……… ………
PL-2
Phụ lục 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên)
Để đánh giá thực quản lý thiết bị dạy học của các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, xin Thầy/Cô, Anh/Chị vui lòng cung cấp một số thông tin về một số vấn đề sau:
1. Thực trạng về số lượng TBDH năm học 2018– 2019