Cho trẻ ăn bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 26 - 28)

Ăn bổ sung (ABS) được gọi là “ăn dặm”, “ăn sam”, là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn sử dụng thêm các thực phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình. ABS nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn đó gọi là thức ăn bổ sung. Thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa nhất đối với TTDD của trẻ nếu cho trẻ ABS quá sớm hoặc quá muộn, hoặc bữa ăn bổ sung của trẻ không đủ về số lượng và không đảm bảo chất lượng. Cho trẻ ABS sớm không có lợi cho sức khỏe của trẻ vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thưc ăn khác sẽ khiến trẻ bú ít đi , sữa được sản sinh ra ít hơn và trẻ mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Ăn sớm còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh do thiếu các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ hoặc bị tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch và dễ tiêu hóa như sữa mẹ. Cho ăn quá muộn thì sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Theo khuyến cáo của WHO, khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (sau 180 ngày) ngoài bú mẹ trẻ cần phải ABS [64],[74],[77].

Cho trẻ ABS đúng về thời gian sẽ giúp cho trẻ thích ứng dần với các thức ăn mới, các thực phẩm khác nhau, đồng thời giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ hoàn thiện dần từ chế độ ăn lỏng đến đặc và cứng.

Thức ăn bổ sung nên cung cấp đầy đủ năng lượng, protein và các yếu tố vi lượng để bù đắp sự thiếu hụt về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ, và cùng với sữa mẹ nó đáp ứng tất cả nhu cầu của trẻ. Thành phần cơ bản của thức ăn bổ sung thường là các sản phẩm ngũ cốc địa phương. Những sản phẩm này chủ yếu cung cấp nhu cầu năng lượng cho trẻ. Vì vậy để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác. Các thức ăn từ thịt và cá là nguồn thực phẩm tốt cho việc cung cấp protein, sắt và kẽm. Gan cung cấp nhiều vitamin A và acid folic. Lòng đỏ trứng cung cấp nhiều protein và vitamin A. Các loại đậu đỗ có nhiều protein và một số sắt. Các loại rau xanh, hoa quả, đặc biệt là cam quýt, cung cấp nhiều vitamin C. Các loại rau, quả có màu da cam như cà rốt, bí ngô, xoài, đu đủ rất giàu vitamin A và cả vitamin C. Dầu, mỡ cũng là thực phẩm rất thiết yếu cung cấp năng lượng và chất béo cho nhu cầu phát triển của trẻ [74].

Người ta chia các loại thực phẩm ăn bổ sung thành 4 nhóm chính và biểu thị theo ô vuông thức ăn, trung tâm của ô vuông thức ăn này là sữa mẹ.

Trong ô vuông thức ăn nói trên, mỗi ô có một giá trị dinh dưỡng riêng, bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ phải là bữa ăn có sự kết hợp đầy đủ giữa 4 nhóm [26]. “Tô màu bát bột” là thông điệp ngắn gọn đối với bà mẹ và người nuôi dưỡng trẻ để chỉ sự cần thiết phải chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ với nhiều loại thực phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Số lượng thức ăn (*)

Tuổi Loại thức ăn Số bữa/ngày Số lượng mỗi bữa

6 – 8 tháng - Bột đặc - Thức ăn nghiền - 2 – 3 bữa chính - 1 – 2 bữa phụ - Bú mẹ thường xuyên - Khi bắt đầu tập ăn 2- 3 thìa 10ml. - Tăng dần lên ½ bát 250 ml. 9 – 11 tháng - Bột - Hoặc cháo, thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền - 3 – 4 bữa chính - 1 – 2 bữa phụ - Bú mẹ - ½ đến ¾ bát 250 ml 12 – 24 tháng - Thức ăn gia đình thái nhỏ hoặc nghiền ( nếu cần thiết) - 3 -4 bữa chính - 1 – 2 bữa phụ - Bú mẹ - ¾ đến 1 bát 250 ml.

Lượng thức ăn trên tính cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ không được bú mẹ cho trẻ uống thêm 1-2 cốc sữa 250ml/ngày và ăn thêm 1-2 bữa/ngày, tăng dần theo độ tuổi của trẻ. (*) Nguồn Bộ Y Tế [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)