Từ lâu người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh có vai trò quan trọng để phòng chống SDD trẻ em. Khi trẻ ốm có thể trẻ sẽ ăn ít đi vì một số lý do như: Trẻ không có cảm giác đói, trẻ bị nôn hoặc bị đau. Khi đó nên khuyến khích, động viên trẻ bú và ăn kể cả khi trẻ không muốn ăn, tăng số lần cho trẻ bú, thường xuyên cho trẻ ăn nhiều bữa và chia nhỏ bữa ăn (có thể 2 giờ cho ăn 1 lần), cho trẻ ăn thức ăn mềm đặc biệt là khi miệng hoặc họng trẻ bị đau, khi trẻ bị tiêu chảy hay sốt cho trẻ uống thêm nước [46].
Trong giai đoạn phục hồi, sự ngon miệng của trẻ thường tăng lên. Chính vì vậy đây là giai đoạn tốt để cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung để cho trọng lượng của trẻ bị mất đi khi ốm sẽ mau chóng được bù lại. Vì thế cần tiếp tục cho trẻ bú thường
xuyên, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung nhiều hơn, khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt trong từng bữa ăn và tiếp tục cho trẻ ABS thêm cho tới khi trẻ hồi phục cân nặng và phát triển bình thường [46].
Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn trẻ bệnh (*)
Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn hồi phục (*)
- Đối với trẻ < 6 tháng
● Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và cho trẻ bú thường xuyên hơn
- Đối với trẻ ≥ 6 tháng
● Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và cho trẻ bú thường xuyên hơn;
● Khuyến khích và kiên trì cho trẻ ăn, uống;
● Cho trẻ ăn bổ sung nhiều bữa hơn và mỗi bữa một ít;
● Cho ăn thức ăn trẻ thích;
●Đa dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡng
- Tăng cường cho bú mẹ. - Tăng thêm bữa.
- Tăng số lượng mỗi bữa.
- Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng. - Tăng sự kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ nhiều hơn.
(*) Nguồn Bộ Y Tế [5]