Truyền thông giáo dục dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 31 - 33)

TTGDSK giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay

đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng [38].

TTGDSK tác động vào ba lĩnh vực: kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khỏe; thái độ của đối tượng về vấn đề sức khỏe; và thực hành hay cách ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe [38].

Vai trò của TTGDSK được WHO rất coi trọng và được đặc biệt nhấn mạnh tại hội nghị Alma Ata về chăm sóc sức khỏe ban đầu. TTGDSK ngày càng được xem là một nhân tố quan trọng trong nỗ lực nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Đầu tư cho TTGDSK thể hiện quan điểm dự phòng trong chăm sóc sức khỏe, mang lại hiệu quả bền vững [38].

Tại Việt Nam, mạng lưới TTGDSK được thiết lập ở tất cả các tuyến, từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã và thôn và đã có những đóng góp quan trọng cho thành quả chung của ngành y tế, đặc biệt cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu [38].

Dinh dưỡng trẻ em là một trong những nội dung trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu, vì vậy TTGDDD là một phần trong công tác TTGDSK. TTGDDD là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhóm đối tượng ưu tiên số 1 của hoạt động TTGDDD là các bà mẹ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ. Các hình thức TTGDDD trực tiếp bao gồm: Tư vấn dinh dưỡng, thăm hộ gia đình đối tượng, thảo luận nhóm, hình thức truyền thông gián tiếp bao gồm đài phát thanh, truyền hình, áp phích, khẩu hiệu, tranh ảnh, tờ rơi… Ngoài ra, có thể bao gồm các hình thức khác như mở các lớp dạy cách nuôi dưỡng trẻ, hội nghị, câu lạc bộ…Nội dung TTGDDD rất phong phú, đa dạng, thường tập trung vào các chủ đề sau: CSTN, NCBSM, ABS của trẻ, phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC để tạo thêm nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn gia đình, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, “ 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”, phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ…[37].

TTGDDD là một hoạt động quan trọng và then chốt để thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Trong “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy

dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam 1998 – 2008”, TTGDDD là một trong mười hoạt động chính của dự án phòng chống SDD với các hoạt động: Giáo dục truyền thông dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục truyền thông tại cộng đồng; tổ chức các lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng [38]. Trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì “Truyền thông vận động và thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng” là 1 trong 5 giải pháp để thực hiện các mục tiêu của chiến lược quốc gia này [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)