2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định bởi công thức: p1(1 - p1) + p2(1 – p2)
n = Z2(α,β)
(p1 – p2)2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
- : Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I( = 0,05) tương ứng với độ tin cậy 95%.
- β: Xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II (β = 0,1) → Z2(α,β) = 10,52
- p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước can thiệp Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi chọn mẫu dựa vào nghiên cứu thử. Trong nghiên cứu thử chúng tôi đã phỏng vấn 30 bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng nằm điều trị tại Khoa Nhi váo tháng 01 năm 2017 (30 bà mẹ này không nằm trong mẫu nghiên cứu chính thức). Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ các bà mẹ nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ là 0,3 (p1 = 0,3).
- p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau can thiệp
Do chưa có nghiên cứu nào xác định rõ tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau can thiệp, đề tài kỳ vọng sau can thiệp có khoảng 90% số bà mẹ có nhận thức về chế độ dinh dưỡng đúng tức là cho p2 = 0,9.
Thay số vào công thức ta có:
0,3(1 - 0,3) + 0,9(1 - 0,9)
n = (10,5)2 = 92 (0,3 - 0,9) 2
Do đây là một nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và sau 7 ngày, tỷ lệ vắng mặt/ bỏ cuộc có thể cao hơn do người bệnh nằm viện không đủ 7 ngày hoặc đối tượng từ chối tham gia phỏng vấn lần tiếp theo nên đề tài đã lấy thêm 20% đối tượng dự phòng là 18, cỡ mẫu trở thành: 92 + 18 = 110
Thực tế trong 3 tháng tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên có tổng 114 bà mẹ có đủ tiêu chuẩn lựa chọn được mời vào tham gia nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Cách thức chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện: Chọn tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán xác định bị suy dinh dưỡng nằm điều trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên thỏa mãn những tiêu chí chọn mẫu và mời tham gia vào nghiên cứu. Việc tiến hành phỏng vấn được diễn ra trong vòng 3 tháng, lấy mẫu toàn bộ trong thời gian từ 03/02/2017 đến 04/5/2017.