Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp các tỉnh Phong-sa-ly, Luông-phra- băng của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; có đường biên giới dài 400,8 km. Điện Biên gồm có 10 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 8 huyện miền núi, tổng diện tích là 9.562,9 km2 với dân số là 547.462 người, mật độ 57 người/ km2 gồm19 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái, HʼMông và Kinh; trong đó dân tộc Thái chiếm đa số (40%) và sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu. Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp chỉ đạt 20,75 triệu đồng/người/năm (GDP bình quân đầu người của cả nước đạt 2.028 USD/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 28,1% năm 2015 [20]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của tỉnh còn cao, theo báo
cáo của Viện Dinh dưỡng và Cục thống kê năm 2016, tỷ lệ suy dinh dưỡng của tỉnh Điện Biên còn khá cao. Thể nhẹ cân là 18,8%; thể thấp còi 31,9% và thể gầy còm là 7,7% [40].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện đa khoa hạng I, tuyến cuối cùng của tỉnh Điện Biên, với quy mô giường bệnh hiện nay là 550 giường. Gồm có 30 khoa, phòng và 01 Trung tâm trực thuộc. Bệnh viện có 449 cán bộ, viên chức, có cơ sở và trang thiết bị chẩn đoán, điều trị hiện đại với đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, là cơ sở đào tạo thực hành cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên, thường xuyên có trên 600 người bệnh điều trị nội trú và 320 - 350 lượt khám bệnh/ ngày trong đó có 100 – 120 người bệnh phải nhập viện điều trị [4]
Khoa Nhi là 1 khoa trực thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh đến 16 tuổi. Khoa gồm có 27 cán bộ, trong đó có 7 bác sỹ và 20 điều dưỡng viên. Khoa có số giường điều trị nội trú là 68 giường bệnh. Người bệnh nội trú hàng ngày trung bình từ 65 - 70 người bệnh. Từ tháng 01 – 5/2017 Khoa Nhi tiếp nhận 1923 người bệnh vào điều trị nội trú, trung bình mỗi tháng có 385 người bệnh.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán xác định bị suy dinh dưỡng một trong các thể (nhẹ cân, thấp còi, gày còm) theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2006 [5] và đang nằm điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên từ 03/2/2017 – 04/5/2017.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bà mẹ có con nằm viện ít nhất 7 ngày và con không mắc bệnh nặng kèm theo (không nằm trong buồng Hồi sức cấp cứu).
+ Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bà mẹ có khả năng tham gia trả lời phỏng vấn. - Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bà mẹ câm, điếc, rối loạn tâm thần, lú lẫn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 đến 30/6/2017. - Thời gian lấy số liệu: Từ 03/02/2017 đến 04/5/2017.
- Địa điểm: Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, phường Noong Bua – thành phố Điện Biên – tỉnh Điện Biên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp một nhóm có so sánh trước và sau can thiệp.
T1 T2 T3
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu
Can thiệp giáo dục Đánh giá (ngay sau can thiệp) Đánh giá (sau can thiệp 1 tuần) Đối tượng nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp (ngay khi vào viện)
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định bởi công thức: p1(1 - p1) + p2(1 – p2)
n = Z2(α,β)
(p1 – p2)2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
- : Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I( = 0,05) tương ứng với độ tin cậy 95%.
- β: Xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II (β = 0,1) → Z2(α,β) = 10,52
- p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước can thiệp Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi chọn mẫu dựa vào nghiên cứu thử. Trong nghiên cứu thử chúng tôi đã phỏng vấn 30 bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng nằm điều trị tại Khoa Nhi váo tháng 01 năm 2017 (30 bà mẹ này không nằm trong mẫu nghiên cứu chính thức). Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ các bà mẹ nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ là 0,3 (p1 = 0,3).
- p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau can thiệp
Do chưa có nghiên cứu nào xác định rõ tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau can thiệp, đề tài kỳ vọng sau can thiệp có khoảng 90% số bà mẹ có nhận thức về chế độ dinh dưỡng đúng tức là cho p2 = 0,9.
Thay số vào công thức ta có:
0,3(1 - 0,3) + 0,9(1 - 0,9)
n = (10,5)2 = 92 (0,3 - 0,9) 2
Do đây là một nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và sau 7 ngày, tỷ lệ vắng mặt/ bỏ cuộc có thể cao hơn do người bệnh nằm viện không đủ 7 ngày hoặc đối tượng từ chối tham gia phỏng vấn lần tiếp theo nên đề tài đã lấy thêm 20% đối tượng dự phòng là 18, cỡ mẫu trở thành: 92 + 18 = 110
Thực tế trong 3 tháng tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên có tổng 114 bà mẹ có đủ tiêu chuẩn lựa chọn được mời vào tham gia nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Cách thức chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện: Chọn tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán xác định bị suy dinh dưỡng nằm điều trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên thỏa mãn những tiêu chí chọn mẫu và mời tham gia vào nghiên cứu. Việc tiến hành phỏng vấn được diễn ra trong vòng 3 tháng, lấy mẫu toàn bộ trong thời gian từ 03/02/2017 đến 04/5/2017.
2.5. Bộ công cụ nghiên cứu 2.5.1. Bộ công cụ thu thập số liệu 2.5.1. Bộ công cụ thu thập số liệu
- Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp là bộ công cụ được thiết kế theo mục tiêu và dựa trên tài liệu tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế của Bộ Y Tế năm 2015 gồm 70 câu chia làm 5 phần:
+ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (13 câu) + Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (15 câu)
+ Kiến thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ (30 câu)
+ Kiến thức dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh (9 câu) + Tiếp cận thông tin và các dịch vụ y tế (3 câu).
Để kiểm định tính giá trị của bộ công cụ, tác giả đã xin ý kiến của 5 chuyên gia trong lĩnh vực chuyên Khoa Nhi có thâm niên công tác trên 5 năm, bao gồm (02 thạc sỹ bác sỹ Nhi, 02 bác sỹ Nhi và 1 cử nhân điều dưỡng), sau đó tính ra hệ số CVI và chỉ số CVI = 0,94.
- Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá:
Nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ được đánh giá bằng phần B, C, D của bộ công cụ gồm 54 câu.
- Phương pháp cho điểm đánh giá nhận thức
Nghiên cứu sử dụng phương pháp gán điểm để đánh giá nhận thức của đối tượng nghiên cứu. Bộ công cụ đánh giá kiến thức gồm 54 câu hỏi. Mỗi một câu trả lời đúng đối tượng được 01 điểm, trả lời sai, câu bỏ qua hoặc không biết sẽ không có điểm. Tổng điểm cao nhất là 54 điểm. Tỉ số điểm được xác định bằng cách chia số điểm đối tượng đạt được cho 54. Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng các câu hỏi và xếp loại thành 4 nhóm để đánh giá điểm và mức độ nhận thức của bà mẹ trước và sau can thiệp, dựa vào thang điểm sau:
Mức độ Điểm
Kém ≤ 26
Trung bình 27 – 35
Khá 36 – 43
Tốt 44 - 54
- Thử nghiệm trước bộ công cụ thu thập số liệu
Thử nghiệm bộ công cụ thu thập số liệu được thực hiện trong 4 tuần trước khi bắt đầu thu thập số liệu. Tiến hành điều tra thử 30 đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn (30 đối tượng này không nằm trong 114 đối tượng nghiên cứu được điều tra sau). Để xác định độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số liệu, nhà nghiên cứu đã nhập số liệu vào phần mềm SPSS 16.0 và phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kết quả Cronbach’s Alpha của bộ công cụ là 0.942.
- Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng thông qua bộ công cụ (phụ lục 02).
2.5.2. Bộ công cụ can thiệp
- Các nội dung can thiệp gồm 3 nội dung chính và được xây dựng dựa trên tài liệu “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ” của Bộ Y Tế năm 2015 (phụ lục 03).
+ Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ: Lợi ích của NCBSM, đặc điểm diễn biến của sữa mẹ, các khuyến nghị NCBSM.
+ Kiến thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ: Khái niệm, thời điểm, nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung, chế độ ăn bổ sung...
+ Kiến thức dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh.
- Hình thức can thiệp: Sử dụng phương pháp truyền thông trực tiếp. - Tiến hành truyền thông giáo dục
+ Truyền thông giáo dục theo nhóm: Những bà mẹ thuộc đối tượng nghiên cứu có con vào viện cùng 1 ngày sẽ lập thành một nhóm.
+ Buổi truyền thông được thực hiện bởi nghiên cứu viên với một nhóm các bà mẹ vào 16h – 16h45 phút các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật tại phòng giao ban của Khoa Nhi.
+ Phương pháp truyền thông: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện truyền thông: Tờ rơi, tranh lật gồm các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Các tờ rơi này được lấy mẫu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia và của Bộ Y Tế.
2.6. Quy trình thu thập số liệu
Sau khi được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, nhà nghiên cứu đã gặp Trưởng Khoa Nhi để giải thích mục đích cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu và đề xuất những nội dung cần thiết. Tiếp theo nhà nghiên tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu trên những bà mẹ tự nguyện đồng ý tham gia theo các bước sau:
Bước1: Đánh giá thực trạng nhận thức của các bà mẹ trước can thiệp (T1)
Sử dụng bộ công cụ ở phụ lục 02 với phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân, phỏng vấn các bà mẹ mới cho con vào viện để xác định những điểm nhận thức còn thiếu và yếu của các bà mẹ.
Bước 2: Tiến hành truyền thông kiến thức
Sử dụng bộ công cụ can thiệp ở phụ lục 03 đã được thiết kế sẵn để truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ đã được phỏng vấn trước đó vào 16h00 – 16h45 phút các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật tại phòng giao ban của Khoa Nhi.
Bước 3: Tiến hành đánh giá ngay sau khi thực hiện can thiệp (T2)
Tiến hành đánh giá ngay sau khi thực hiện truyền thông kiến thức với cùng bộ công cụ ở bước 1.
Bước 4: Tiến hành đánh giá sau khi thực hiện can thiệp 1 tuần (T3)
Tiến hành đánh giá sau truyền thông kiến thức 01 tuần (T3) với cùng bộ công cụ ở bước 1.
2.7. Các biến số nghiên cứu
2.7.1. Các biến số về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. *Thông tin chung về mẹ
- Dân tộc: Biến định danh, phân chia 4 nhóm: Thái, H Mông, Kinh, khác. - Tuổi mẹ: Phân chia 3 nhóm: Dưới 18 tuổi, 18 – 35 tuổi, trên 35 tuổi.
- Trình độ học vấn: Biến thứ hạng, phân chia 5 cấp: Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp trở lên.
- Nghề nghiệp: Biến định danh, phân chia 5 nhóm: Làm ruộng, CBCC, buôn bán, nội trợ, công nhân.
- Địa chỉ: Nông thôn, thành thị - Điều kiện kinh tế: .
* Hộ nghèo, cận nghèo
+ Nông thôn : Thu nhập bình quân ≤ 1000.000 đ/ng/th + Thành thị: Thu nhập bình quân ≤ 1300.000 đ/ng/th * Mức sống trung bình
+ Nông thôn: Thu nhập bình quân >1000.000 -1500.000 đ/ng/th. + Thành thị: Thu nhập bình quân >1300.000 – 1950.000 đ/ng/th. * Khá giả
+ Nông thôn: Thu nhập bình quân > 1500.000 đ/ng/th + Thành thị : Thu nhập bình quân > 1950.000 đ/ng/th
* Thông tin về con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
- Tuổi của trẻ: ≤ 24 tháng, 25-36 tháng, 37-48 tháng và 49- 59 tháng. - Trọng lượng của trẻ lúc sinh: < 2500gr, ≥ 2500gr.
2.7.2. Biến số về nhận thức NCBSM
- Thời gian cho trẻ bú sau sinh - Cho trẻ bú sữa non
- Khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn - Số bữa bú của trẻ trong 1 ngày
- Cách cho trẻ bú đủ dinh dưỡng. - Sự cần thiết của việc vắt sữa - Mục đích của việc vắt sữa
- Cách bảo quản sữa mẹ khi để ra môi trường bên ngoài - Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ không bú đủ - Thời gian, thời điểm cai sữa cho trẻ.
2.7.3. Biến số về nhận thức cho trẻ ăn bổ sung
- Khái niệm ăn bổ sung
- Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung
- Các nhóm thức ăn cần cho ăn bổ sung - Nguy cơ của ăn bổ sung không đúng độ tuổi - Các thực phẩm cung cấp chất bột
- Các thực phẩm cung cấp chất đạm - Các thực phẩm cung cấp chất béo
- Các thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng - Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo các lứa tuổi: Từ 6-8 tháng; 9-11 tháng; 12- 24 tháng.
- Vai trò của sắt đối với sự phát triển cuả trẻ - Những thực phẩm cung cấp nhiều sắt
- Vai trò của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ - Những thực phẩm cung cấp vitamin A
- Cách tô màu bát bột
2.7.4. Biến số về nhận thức dinh dưỡng khi trẻ bệnh.
- Nhận thức về chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn bệnh
- Nhận thức về chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bị tiêu chảy và sốt.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Xử lý số liệu với phần mềm SPSS 16.0.
Thông tin chung về bà mẹ và trẻ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics), frequencies bao gồm tần xuất, tỷ lệ, trung bình và độ lệch chuẩn.
Phương pháp thống kê One way Anova được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm nhận thức của các đối tượng theo TĐHV và nghề nghiệp.
Phương pháp thống kê Paired- Samples T-test được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm nhận thức của bà mẹ trước và sau giáo dục sức khỏe.
Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
* Căn cứ để tiến hành:
- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Hội Đồng đạo đức, lãnh đạo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, được sự chấp thuận và cho phép của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
* Đối với đối tượng tham gia nghiên cứu: